Tiết Đại Thử nhiệt độ tăng cao, ai cũng nên ăn ‘siêu thực phẩm’ này để giải nhiệt và các món ngon bổ dưỡng dễ làm từ nó
2025-01-07 13:10:59
Tiết Đại Thử nhiệt độ tăng cao, ai cũng nên ăn ‘siêu thực phẩm’ này để giải nhiệt và các món ngon bổ dưỡng dễ làm từ nóGĐXH – Tiết Đại Thử nền nhiệt độ tăng cao gây ra tình trạng nóng bức. ‘Siêu thực phẩm’ này thanh mát, bổ dưỡng… giúp cơ thể ứng phó được những ngày nắng nóng. Bạn có thể làm món ngon dưới đây.Tiết Đại Thử, món ngon, món ngon từ hạt sen
Tiết Đại Thử 2024 vào khi nào?
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, Đại Thử là tiết khí thứ 12 trong 24 tiết khí trong năm. Sau tiết Tiểu Thử, đất trời sẽ bước vào tiết Đại Thử. Đây cũng là tiết khí cuối cùng trong mùa hè.
Đại Thử có nghĩa là tình trạng thời tiết nắng nóng, oi bức đỉnh điểm. Ngày bắt đầu tiết Đại Thử, Mặt Trời ở vào kinh độ 120 độ, sau khi chuyển động về vòng cực Bắc thì Mặt Trời lúc này sẽ có xu hướng chuyển dần về Xích đạo mang theo một lượng nhiệt rất lớn dẫn đến hiện tượng nhiệt độ cao nhất trong năm, kèm theo đó là hiện tượng áp thấp, bão, lũ.
Theo lịch tiết khí, tiết Đại Thử được tính bắt đầu từ ngày 22-23/7 và kết thúc vào ngày 7/8 dương lịch hàng năm. Trong thời gian diễn ra tiết khí này, nền nhiệt độ tăng cao gây ra tình trạng nóng bức, không khí trở nên ngột ngạt và vô cùng khó chịu. Tại một số nơi nhiệt độ có thể đạt ngưỡng từ 28 - 40 độ C.
Thực phẩm nên dùng trong tiết Đại Thử 2024
Vào tiết Đại Thử, thời tiết nắng nóng khiến con người trở nên nóng nảy, tâm phiền ý loạn, mệt mỏi, mất tinh thần. Bởi vậy, dưỡng thần là một trong những bí quyết dưỡng sinh quan trọng hàng đầu trong khoảng thời gian này. Người bị nóng trong, phát nhiệt, uể oải, chán ăn trong tiết Đại Thử nên dùng nhiều đậu xanh, mướp đắng, bí xanh… là những thực vật dưỡng gan bổ khí, tốt cho dạ dày, bồi bổ cơ thể và giúp cải thiện nguyên khí.
Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, Đại Thử là tiết khí cuối cùng của mùa hè, hỏa vẫn mạnh gây khó chịu, có thể tăng cường bệnh dạ dày và tiêu hóa. Vị đắng vào tim bồi bổ cơ thể, thích hợp ăn hạt sen để thanh nhiệt, thanh hỏa, điều hòa chứng mất ngủ. Bởi vậy, trong tiết Đại Thử, mọi người nên bổ sung các món ăn từ hạt sen. Cùng với đó, sau bữa ăn uống đồ uống như chanh có tác dụng nhuận tràng, bổ gan, bổ gan âm.
Trong ẩm thực, hạt sen là nguyên liệu để chế biến thành những món ăn ngon lạ miệng, bổ dưỡng, dễ làm. Theo BSCK2 Huỳnh Tấn Vũ (giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM), trong Đông Y, hạt sen còn là dược liệu quý dùng làm thuốc. Ngoài việc ăn sống trực tiếp với hạt sen tươi, hạt sen còn được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Hạt sen giúp giải nhiệt, tốt cho não bộ.
Theo y học hiện đại, hạt sen rất giàu chất dinh dưỡng. Trong 100 g hạt sen khô có 332 kcal, carbohydrat 64,47 g, chất đạm 15,41 g, kali 1368 mg, canxi 163 mg, sắt 3,53 mg, magie 210 mg, không cholesterol... Cùng với đó là các hợp chất thực vật có lợi, chống oxi hóa như flavonoid, glycoside, phenolic… cung cấp dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Món ngon làm từ hạt sen
* Chè hạt sen đậu xanh tảo bẹ
Nguyên liệu:
+ 30gr hạt sen
+ 50 gr đậu xanh
+ 5g tảo bẹ khô
+ Đường
Cách làm chè hạt sen đậu xanh tảo bẹ:
Bước 1: Ngâm hạt sen và đậu xanh trong nước khoảng 2 – 3 tiếng cho hạt mềm hơn. Tảo bẹ ngâm trong nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau khoảng 20 phút sẽ nở ra.
Bước 2: Sau khi ngâm và chuẩn bị xong xuôi, cho hạt sen, đậu xanh, tảo bẹ vào nồi nung. Cho lượng nước vừa phải vào, đun sôi thì bạn giảm nhỏ lửa, ninh trong khoảng 40 phút. Khi hạt sen, đỗ xanh đã nở bung, bạn cho đường phèn vào, lượng ngọt tùy theo khẩu vị của từng người là đã có được món chè ngon.
Chè hạt sen đậu xanh tảo bẹ không chỉ giúp giải nhiệt ngày nắng nóng trong tiết Đại Thử mà còn giúp tăng cường sức khỏe và làn da của bạn.
* Chè hạt sen long nhãn
Nguyên liệu:
+ 300gr hạt sen
+ 200gr đường phèn
+ 100gr lá nếp
+ 500gr nhãn tươi.
Cách làm:
- Đầu tiên bạn đem rửa sạch hạt sen. Nếu dùng hạt sen khô bạn cần ngâm trong khoảng 2 – 3 tiếng để cho mềm. Còn dùng sen tươi thì bạn chỉ cần đem rửa sạch rồi cho vào nồi hầm, cho tiếp đường phèn vào, lá nếp rửa sạch cuộn bó cho gọn lại rồi cho cùng vào nồi hầm. Nước bạn cho ngập hạt sen, hầm trong khoảng 30 phút là hạt sen nhừ.
- Tiếp đó là công đoạn tách hạt nhãn. Bạn cắt rời từng quả nhãn rồi rửa sạch, bóc vỏ, lấy đầu thìa để lọc từ phần đầu cuống rồi xoay vòng tròn cho phần hột nhãn ra.
- Khi hạt sen chín, vớt hạt sen ra bát riêng, bọc hạt sen vào trong lòng quả nhãn đã tách hạt, trang trí một chút là xong thành phẩm.