Vì sao người xưa khuyên trồng cây này trước cửa? Phụ nữ trong nhà cần lưu ý

2025-01-07 13:04:12

Vì sao người xưa khuyên trồng cây này trước cửa? Phụ nữ trong nhà cần lưu ýGĐXH - Người xưa thường khuyên con cháu trồng loại cây này trước cửa nhà để bất cứ khi nào cần đều có sẵn để dùng. Loại cây này có tác dụng tốt mà có thể nhiều người chưa biết.

Vì sao người xưa thường trồng ngải cứu trước cửa nhà?

Vì sao người xưa khuyên trồng cây này trước cửa? Phụ nữ trong nhà cần lưu ý- Ảnh 1.

Ngải cứu từ xưa đã được biết đến là một loại thảo dược quý với nhiều công dụng. Loại cây thân thảo này được trồng rất phổ biến trong vườn nhà của các gia đình Việt Nam. Việc trồng ngải cứu trước cửa nhà mang lại những lợi ích cả về mặt y học, cả về ẩm thực.

Vì sao người xưa khuyên trồng cây này trước cửa? Phụ nữ trong nhà cần lưu ý- Ảnh 2.

Bác sỹ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, ngải cứu là một loại rau có dược tính cao. Trong y học dân gian, ngải cứu có mặt ở nhiều bài thuốc chữa các bệnh thông thường, đặc biệt có tác dụng tốt trong việc cầm máu, điều hòa kinh nguyệt, chữa đau đầu, tiêu chảy và chướng bụng.

Vì sao người xưa khuyên trồng cây này trước cửa? Phụ nữ trong nhà cần lưu ý- Ảnh 3.

Ngải cứu có tính ấm, giúp giải cảm, làm ấm cơ thể và tăng cường tuần hoàn máu. Khi bị cảm lạnh, người ta thường sử dụng lá ngải cứu đun nước uống hoặc xông hơi để giảm triệu chứng. Ngải cứu cũng được sử dụng để giảm đau khớp và viêm khớp bằng cách giã nát lá ngải cứu tươi, trộn với muối rồi đắp lên vùng khớp bị đau.

Vì sao người xưa khuyên trồng cây này trước cửa? Phụ nữ trong nhà cần lưu ý- Ảnh 4.

Đặc biệt với phụ nữ, việc dùng ngải cứu để điều hòa kinh nguyệt sẽ giúp giảm đau bụng kinh và cải thiện sức khỏe sinh sản. Vì lý do đó, ngải cứu được coi là một phương thuốc tự nhiên giúp cân bằng nội tiết tố và tăng cường sức khỏe phụ nữ.

Như vậy, việc trồng ngải cứu trước cửa nhà sẽ giúp gia đình dễ dàng tiếp cận nguồn dược liệu quý này mỗi khi cần thiết, giúp chữa trị các bệnh thông thường một cách kịp thời.
Ngoài ra, với loại cây này người nội trợ có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng. Hãy tham khảo những món ăn dưới đây:

Món ngon với ngải cứu

Vì sao người xưa khuyên trồng cây này trước cửa? Phụ nữ trong nhà cần lưu ý- Ảnh 5.

Gà ác tần ngải cứu là món ăn bổ dưỡng với hương vị đặc trưng của ngải cứu. Thịt gà mềm, dễ xé miếng.

Vì sao người xưa khuyên trồng cây này trước cửa? Phụ nữ trong nhà cần lưu ý- Ảnh 6.

Trứng rán ngải cứu có tác dụng điều hòa và bổ khí huyết, chữa đau đầu, đau bụng kinh, trị mất ngủ,... rất tốt cho sức khỏe và còn giúp làm đẹp da. Các chuyên gia cũng khuyên rằng nên sử dụng món ăn này khoảng 1 lần/tuần, với liều lượng trứng không quá 2 quả/lần.

Vì sao người xưa khuyên trồng cây này trước cửa? Phụ nữ trong nhà cần lưu ý- Ảnh 7.

Tim hầm ngải cứu sau khi hoàn tất sẽ có mùi thơm hấp dẫn của ngải cứu cùng táo tàu. Tim heo thì mềm, ngọt và hơi dai hòa cùng vị ngọt, bùi của hạt sen và táo tàu. Phần nước dùng ngọt thanh, đậm vị. Đây là một món hấp bổ dưỡng để nấu bồi bổ cho cả gia đình!

Vì sao người xưa khuyên trồng cây này trước cửa? Phụ nữ trong nhà cần lưu ý- Ảnh 8.

Cá chép hấp ngải cứu với hương thơm cá chép béo ngậy, vị nồng nàn của gừng với mùi đặc trưng của ngải cứu. Khi ăn vào cá chép bùi và béo, rau ngải cứu mềm, thanh đạm. Khi ăn kèm với cơm trắng và nước chấm thì còn gì bằng.

Vì sao người xưa khuyên trồng cây này trước cửa? Phụ nữ trong nhà cần lưu ý- Ảnh 9.

Món chân giò hầm xong có mùi vị thơm của lá ngải cùng táo tàu và hạt kỷ tử. Từng miếng chân giò mềm, thấm đều gia vị. Phần nước dùng ngọt thanh, đậm vị khi chan vào ăn cùng cơm trắng sẽ rất hấp dẫn đấy. Đảm bảo đây sẽ là món ăn thơm ngon khó cưỡng cho cả gia đình cùng thưởng thức.

Vì sao người xưa khuyên trồng cây này trước cửa? Phụ nữ trong nhà cần lưu ý- Ảnh 10.

Trứng gà là nguyên liệu bổ dưỡng được sử dụng đa dạng trong nhiều món ăn khác nhau. Khi kết hợp cùng ngải cứu tạo thành món trứng hấp ngải cứu ngon miệng, bổ dưỡng.

Vì sao người xưa khuyên trồng cây này trước cửa? Phụ nữ trong nhà cần lưu ý- Ảnh 11.

Sườn hầm ngải cứu thơm béo của sườn hòa quện vị đắng nhẹ của ngải cứu.


Vì sao người xưa khuyên trồng cây này trước cửa? Phụ nữ trong nhà cần lưu ý- Ảnh 12.

Óc heo hầm ngải cứu là món ăn bổ dưỡng, ngon miệng với hương vị đặc trưng của rau ngải cứu. Ăn nóng kèm theo tiêu xay để thêm hương vị!

Vì sao người xưa khuyên trồng cây này trước cửa? Phụ nữ trong nhà cần lưu ý- Ảnh 13.

Trứng vịt lộn hầm ngải cứu thơm ngon, ăn kèm rau răm, ớt và chấm với muối tiêu chanh. Với món ăn này, bạn hãy ăn ngay khi còn nóng!


Vì sao người xưa khuyên trồng cây này trước cửa? Phụ nữ trong nhà cần lưu ý- Ảnh 14.

Gà tần ngải cứu là món ăn bổ dưỡng, từ xưa đã được dùng như một vị thuốc.

Comments (0)


Âm Lịch
  • T2
  • T3
  • T4
  • T5
  • T6
  • T7
  • CN

Dương lịch:

Âm lịch:

Ngày:

Tháng:

Năm:

Tiết khí:

Giờ tốt: