2 món ăn là 'người hùng bổ thận': Hãy luân phiên ăn 2 lần/tuần để nuôi thận, dưỡng gan và 'chống già'

2025-01-07 13:10:13

2 món ăn là 'người hùng bổ thận': Hãy luân phiên ăn 2 lần/tuần để nuôi thận, dưỡng gan và 'chống già'2 món ăn này tận dụng các thực phẩm rất bổ dưỡng cho thận để chế biến. Nếu bạn muốn cơ thể khỏe mạnh, trẻ lâu, da và tóc đẹp... thì hãy nấu và thưởng thức nhé!

Dân gian có câu: "Để duy trì sức khỏe chúng ta nên bắt đầu từ việc nuôi dưỡng thận". Thận là một cơ quan quan trọng của cơ thể con người. Tăng cường sức khỏe cho thận là nền tảng để toàn cơ thể khỏe mạnh. Thận khỏe mạnh sẽ giúp quá trình lọc máu diễn ra tự nhiên, đào thải độc tố, các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Khi thận có vấn đề, yếu thì sẽ không thực hiện được các chức năng đảo thải độc tố, cặn bã ra khỏi cơ thể... Từ đó dẫn tới bệnh tật và toàn bộ cơ thể của con người sẽ già đi rất nhanh, chất lượng cuộc sống đi xuống.

Hôm nay chúng tôi giới thiệu tới bạn 2 món ăn ngon dùng các thực phẩm bổ thận để chế biến. Nếu gia đình có người trung niên và cao tuổi thì nhớ làm thường xuyên để dưỡng thận, bồi bổ sức khỏe nhé!

1. Lươn hầm bí đao

Lươn hầm bí đao là món ăn bổ thận rất thích hợp cho người trung niên và người già, không chỉ thơm ngon mà còn có tác dụng bổ thận rất tốt. Trong y học cổ truyền, lươn được cho là có tác dụng nuôi dưỡng gan và thận; bổ máu và làm dịu thần kinh; đồng thời có thể tăng cường chức năng lá lách. Lươn rất giàu protein chất lượng cao, có lợi cho khả năng miễn dịch và phục hồi mệt mỏi của cơ thể. Lươn chứa các khoáng chất như canxi, sắt và kẽm, có lợi cho sức khỏe của xương, răng và máu. Các vitamin A, B, E, v.v..., có tác dụng chống oxy hóa và cải thiện khả năng miễn dịch.

Bí đao là loại thực phẩm có quanh năm và được mệnh danh là "vua dưỡng thận", đồng thời cũng rất tốt cho gan nhờ tác dụng thải độc. Ăn bí đao sẽ giúp cơ thể đào thải lượng nước dư thừa ra ngoài, từ đó thúc đẩy quá trình đào thải axit uric duy trì chức năng thận bình thường. Chất ức chế protease có trong bí đao hỗ trợ hạ huyết áp, giảm gánh nặng cho thận, giúp loại bỏ độc tố nhiệt ra khỏi cơ thể, giảm viêm và tổn thương thận.

Nguyên liệu để làm món lươn hầm bí đao

350g lươn, 200g bí đao, 3-5 tép tỏi, 1 thìa canh rượu nấu ăn, gừng thái lát, lượng muối vừa phải, một chút bột tiêu, 1 cây hành lá.

Cách làm món lươn hầm bí đao

Bước 1: Sau khi mua lươn, bạn nhờ người bán xử lý thật sạch chất nhớt, loại bỏ nội tạng. Sau đó bạn mang về rửa sạch lượng huyết dư. Dùng 2 thìa muối bóp lươn một lúc để loại bỏ tạp chất và làm sạch lươn. Sau đó khía các đường nhỏ lên thân lươn rồi cắt thành từng khúc dài khoảng 5cm. Cho các đoạn lươn đã cắt khúc vào tô, thêm một chút muối, bột tiêu và rượu nấu ăn vào, trộn đều rồi ướp trong khoảng nửa giờ để lươn thấm gia vị.

Bước 2: Trong khi đợi ướp lươn, bạn gọt bỏ vỏ bí đao, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng và để riêng. Sau khi đã ướp lươn xong, bạn bắt đầu chế biến. Cho dầu vào chảo nóng, cho từng miếng lươn đã ướp vào cùng các tép tỏi, chiên đến khi vàng đều hai mặt. 

Bước 3: Cho lươn đã chiên vào nồi, thêm một lượng nước sôi vừa phải, đậy nắp nồi lại và bắt đầu đun sôi trên lửa lớn. Tiếp đó bạn hạ xuống mức lửa nhỏ, đun liu riu trong khoảng 20 phút. Trong quá trình hầm, bạn nên thêm chút muối, tiêu, gừng lát vừa đủ để tăng hương vị cho món ăn.

Bước 4: Sau khi đun sôi khoảng 20 phút, bạn cho bí đao vào nồi và tiếp tục đun nhỏ lửa trong 10 phút. Sau khi tắt bếp bạn lấy món canh lươn hầm bí đao ra tô. Tùy theo sở thích bạn có thể rắc một chút kỷ tử và hành lá cắt nhỏ lên tăng thêm màu sắc và dinh dưỡng.

2 món ăn là “người hùng bổ thận”: Hãy luân phiên ăn 2 lần/tuần để nuôi thận, dưỡng gan và "chống già" - Ảnh 4.

Thành phẩm món lươn hầm bí đao

Như vậy là món lươn hầm bí đao đã hoàn thành với các bước chế biến rất đơn giản. Thịt lươn thơm mềm và ngọt, kết hợp với bí đao thanh mát ăn rất hợp vị. Lươn rất giàu protein, vitamin và khoáng chất, có tác dụng bổ thận, bổ sung dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe xương khớp cũng như cơ bắp. Bí đao tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giảm sưng tấy. Khi kết hợp bí đao với lươn có thể cân bằng dinh dưỡng, trở thành món ăn rất thích hợp cho người trung niên và cao tuổi.

2 món ăn là “người hùng bổ thận”: Hãy luân phiên ăn 2 lần/tuần để nuôi thận, dưỡng gan và "chống già" - Ảnh 5.

2. Chè đậu phộng khoai môn

Chè đậu phộng khoai môn là món tráng miệng bổ dưỡng, tinh tế, rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là với người trung niên, người già. Y học cổ truyền ví đậu phộng là "quả trường sinh" vì có tính bình, vị ngọt, công dụng dưỡng huyết, bổ tỳ, nhuận phế hóa đàm, an thần, rất tốt cho sức khỏe. Đậu phộng giàu protein, vitamin, khoáng chất và có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt. Đậu phộng chứa protein thực vật, có lợi cho khả năng miễn dịch của cơ thể và sửa chữa mô. Đậu phộng chứa axit béo không bão hòa, tốt cho sức khỏe tim mạch. Đậu phộng chứa các khoáng chất như canxi, sắt và kẽm, có lợi cho sức khỏe xương, răng và máu. Đậu phộng chứa vitamin E,… giúp chống oxy hóa và nâng cao khả năng miễn dịch. Nhờ giàu chất béo, lecithin, vitamin A, vitamin B, vitamin E, canxi, phốt pho, sắt và các yếu tố khác mà đậu phộng cũng rất tốt cho sức khỏe của thận.

Nguyên liệu làm món chè đậu phộng khoai môn

300g đậu phộng (lạc), 1/2 củ khoai môn, 20-30g đường phèn, 200g sữa tươi không đường.

Cách làm món chè đậu phộng khoai môn

Bước 1: Bạn cho đậu phộng vào âu, đổ nước vào ngâm trong khoảng 1 giờ cho đến khi vỏ mềm. Sau đó chà nhẹ nhàng để loại bỏ lớp vỏ bên ngoài của đậu phộng. Hoặc bạn có thể đổ nước nóng vào đậu phộng rồi đun trong khoảng 3 phút. Đợi nước nguội đi thì lột bỏ lớp vỏ.  

Bước 2: Cho đậu phộng đã sơ chế vào nồi áp suất, thêm một lượng nước vừa phải, thêm hai miếng đường phèn lớn có tổng khối lượng khoảng 20-30g vào. Đậy nắp nồi áp suất lại và đun ở mức lửa nhỏ trong khoảng 30 phút để đậu phộng chín mềm.

Bước 3: Trong khi đậu phộng đang được nấu thì bạn sơ chế khoai môn. Gọt vỏ và rửa sạch nửa củ khoai môn. Sau đó bạn cắt khoai môn thành từng miếng nhỏ rồi hấp trong khoảng 20 phút - khi dùng đũa có thể dễ dàng xiên và làm vỡ miếng khoai. 

Sau khi đã hầm chín, bạn lấy vài thìa ra đổ vào khoai môn hấp chín. Nghiền nhuyễn bằng chày. Hoặc bạn có thể cho khoai môn cùng một ít đậu phộng vào máy xay với 200g sữa không đường rồi xay thành hỗn hợp nhuyễn.

Bước 4: Bạn chuyển phần đậu phộng đã hầm còn lại trong nồi áp suất vào một nồi khác. Sau đó cho phần khoai môn và đậu phộng vừa nghiền vào, thêm 200g sữa tươi (nếu bạn đã cho khi dùng máy xay thì không cần cho thêm ở bước này). Tiếp theo bạn đặt nồi lên bếp, khuấy đều và đun sôi ở lửa vừa để các nguyên liệu hòa quyện hoàn toàn. Bạn lấy chè đậu phộng khoai môn ra bát là có thể thưởng thức.

Thành phẩm món chè đậu phộng khoai môn

Khi bát chè đậu phộng khoai môn được bưng ra, thoạt nhìn chỉ thấy phần nước trắng đục và những hạt đậu phộng nổi trên bề mặt. Tuy nhiên khi ăn, bạn sẽ bất ngờ vì mùi thơm dịu, vị bùi ngon của khoai môn và sữa. Đậu phộng tưởng như vẫn "mơ hồ" về kết cấu thì lại tan chảy ngay khi đưa vào miệng. Một cảm giác thật tuyệt vời!

Comments (0)


Âm Lịch
  • T2
  • T3
  • T4
  • T5
  • T6
  • T7
  • CN

Dương lịch:

Âm lịch:

Ngày:

Tháng:

Năm:

Tiết khí:

Giờ tốt: