Nấu nước sôi úp mì tôm cũ rích rồi, hãy làm theo cách này sẽ không nổi mụn nóng trong, vừa ngon lại vừa bổ dưỡng
2024-07-15 08:20:00
Nấu nước sôi úp mì tôm cũ rích rồi, hãy làm theo cách này sẽ không nổi mụn nóng trong, vừa ngon lại vừa bổ dưỡng GiadinhNet - Mì tôm ít dinh dưỡng nên phải ăn theo cách này mới tăng vitamin, khoáng chất và chất xơ, không gây nóng trong người, giảm tích độc và nổi mụn.mì tôm, nấu mì tôm, cách nấu mì tôm ngon, mì tôm dinh dưỡng, mì tôm đúng cách, mì tôm không độc
Cách nấu mì tôm ngon chuẩn vị của nhà sản xuất
Cắt gói mì tôm ra bát, đổ nước sôi vào chờ 3 phút rồi ăn rất nhiều người làm mà không biết đã làm sai hương vị chuẩn của món ăn. Vì thế hãy làm mì tôm theo cách dưới đây sẽ ngon hơn.
Đầu tiên cũng cho mì tôm vào bát, đổ nước sôi vào đậy nắp, chờ 3 phút – nhưng chắt toàn bộ nước đó ra chứ không ăn ngay.
Hãy tiếp tục cắt gói gia vị trộn đều vào mì – việc này rất quan trọng vì giúp thấm đều, có hương vị chuẩn nhất.
Sau đó mới đổ nước sôi vào ngập mì (không nhiều quá mà thành lõng bõng). Gia vị sẽ hòa tan với nước dùng giúp món ăn đậm đà, ngon tuyệt hảo.
Muốn tô mì hấp dẫn, sinh động hơn thì các bạn thêm các loại rau củ quả, thịt, trứng hải sản… nhưng vẫn áp dụng như trên (chần mì tôm qua nước sôi - trộn gia vị), rồi mới cho thêm thực phẩm vào.
Có thể cho thêm hành, mùi (ngò) để tăng hương vị món ăn.
Mẹo ăn mì tôm không tích độc, tăng cân, nổi mụn, nóng trong người
Mì tôm là thực phẩm nghèo dinh dưỡng nên khi ăn mì tôm, cần bổ sung thêm các loại rau củ để tăng lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ, không gây nóng trong người.
Có thể bổ sung các loại rau củ có tính mát vào mì tôm như rau cải xanh, cải cúc, rau mần, giá đỗ, rau muống, dưa leo, cà rốt, cà chua... vừa thêm vitamin khoáng chất, chất xơ, đậm vị, bổ dưỡng, lại giúp cơ thể không bị nóng trong.
Trước hết hãy sơ chế rau cho sạch rồi để ráo.
Chần mì tôm theo cách trên, vớt ra để vào bát tô.
Bắc nồi lên và cho nước vào đun sôi.
Các nhà sản xuất khuyên chỉ nên đổ 400ml nước để nấu mì - là lượng nước phù hợp lượng mì và gia vị đóng gói).
Nước sôi thì cho rau vào luộc (nên mở vung để rau xanh), giữ được tối đa lượng vitamin trong rau, nước rau cũng đậm hơn.
Rau chín thì gắp rau bày lên bát mì và đổ nước luộc rau nóng hổi vào và thưởng thức.
Ăn mì tôm cách này không bị nóng trong, chất xơ trong rau còn giúp tống bớt chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Thêm chất đạm vào mì tôm
Ngoài rau xanh, cần cho thêm thực phẩm giàu đạm vào mì tôm cho đủ dinh dưỡng (dù nhà sản xuất thường bổ sung thêm rau củ, thịt khô trong gói mì), nhưng khi nấu mì tôm nên tăng giá trị dinh dưỡng bằng cách cho thêm thịt gà, bò, lợn, trứng... (trứng thì nên dùng trứng gà để không bị tanh).
Sau khi chần mì thì bắc nồi nước lên cho thực phẩm (khoảng 25-30g là vừa cho 1 tô mì), đun cho thực phẩm săn thì cho tiếp rau vào.
Nấu mì tôm như thế tô mì được bổ sung chất đạm), rau xanh (có thể thay bằng dưa chuột, dưa góp... rất ngon miệng, lại cân đối dinh dưỡng, giúp cơ thể giảm tối đa chất béo dư thừa.
Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học – Công nghệ Thực phẩm), không có thực phẩm xấu, chỉ có bữa ăn xấu do người nấu không phối hợp thực phẩm phù hợp để tạo bữa ăn cân đối và dinh dưỡng.
Cơ thể khỏe mạnh hàng ngày cần cung cấp 6 chất (protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin, nước).
Thiếu hụt một trong 6 dưỡng chất trên cơ thể rất dễ mệt mỏi, lâu dài sẽ sinh bệnh tật.
Các gói gia vị trong mì tôm đều đã được kiểm tra nghiêm ngặt.
Gói muối độ mặn thường theo tiêu chuẩn châu Âu, ai ăn thấy nhạt thì tự điều chỉnh, hoặc dùng 1/2 gói muối.
Ăn mì tôm đúng cách vừa bổ dưỡng, vừa giảm được nhiều nguy cơ các chất có thể gây hại cho cơ thể.
Muốn vậy hãy bổ sung cà chua, rau xanh, thực phẩm vào tô mì để giảm bớt nɡuy cơ tiềm ẩn ɡây hại cho sức khỏe, giúp tô mì đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng.
Hãy đảm bảo nấu mì tôm đúng quy trình (chần mì - trộn gia vị vào mì - cho rau và thực phẩm vào nấu mì để tăng thêm dưỡng chất).
Lưu ý với các loại rau rau xà lách, cải cúc, cải mầm… nên thả vào là vớt ra ngay để không bị nhũn nát.
Riêng với rau cải bắp và một số loại rau tương tự thì có thể đun lâu hơn cho chín.
Các nhà khoa học khuyên:
- Không nên ăn "mì úp".
- Không nên ăn quá mặn, có thể bỏ gói gia vị nhiều dầu mỡ (để tránh gây béo, hoặc tăng gánh nặng cho bệnh tim mạch...
- Ăn mì tôm xong nên ăn thêm hoa quả chua, hoặc hoa quả có tính mát (tránh ăn quả ngọt) nhằm dung hòa lượng muối có trong mì, giúp giảm nóng trong, nổi mụn trong người, hạn chế các tác hại tới hệ tiêu hoá.
- Ăn mì tôm xong nên uống nhiều nước và ăn thêm trái cây để thanh nhiệt, tránh nổi mụn, thanh lọc cơ thể. Nhưng tránh dùng các loại nước ngọt, nước có chất kích thích.
- Ăn mì tôm đúng cách mới tống khứ bớt chất có thể gây hại cho cơ thể. Nhưng các nhà khoa học khuyên hạn chế đồ ăn nhanh, trong đó có mì tôm để tránh các yếu tố có thể có hại, ɡây bệnh lý nguy hiểm khác.
- Không nên ăn mì tôm sống vì sẽ đầy bụng, khó tiêu, tăng cân mất kiếm soát....
- Không ăn mì tôm quá thường xuyên vì gây mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe, nổi mụn. Chỉ nên ăn ăn mì tôm 2 lần/tuần và nhớ bổ sung thêm rau, thực phẩm (nếu ăn 3 bữa mì tôm/ngày sẽ mất ngon, còn bị táo bón, nóng trong người, nhiệt miệng, mệt mỏi do thiếu chất dinh dưỡng... dẫn tới cảm giác nóng nảy, bực bội, lâu dài có thể sinh bệnh).