Cách 'hô biến' chảo không chống dính thành chảo chống dính dễ dàng, hiệu quả từ xưa của ông bà ta

2024-07-15 08:44:56

Cách 'hô biến' chảo không chống dính thành chảo chống dính dễ dàng, hiệu quả từ xưa của ông bà ta Với cách làm thủ công, đơn giản của "ông bà ta" truyền lại này, các bạn có thể không cần tốn tiền mua chảo chống dính đắt tiền nữa nếu không muốn nhé. Đồng thời, các thông tin dưới đây cũng giúp bạn dùng chảo chống dính đúng cách, không gây hại cho sức khỏe.

Chảo chống dính có nguy hại không?

Hầu như các loại nồi, xoong, chảo chống dính nấu ăn hiện nay đều phủ một lớp chống dính. Đó là Teflon, còn được gọi là polytetrafluoroethylene hay PTFE. Đây là một chất trong suốt được phát minh một cách tình cờ vào năm 1938 để dùng trong quân sự. Nhưng đến năm 1951 Teflon đã được sử dụng để phủ lên xoong và chảo kim loại, tạo thành một bề mặt trơn tuột như sáp, dễ lau chùi hơn, mang lại sự tiện lợi rất lớn cho việc nấu nướng của nhân loại.

Nồi chảo chống dính giúp thực phẩm giữ được hình dáng đẹp mắt, không bị vỡ nát, việc vệ sinh chúng trở nên nhanh và dễ dàng hơn.

Ngoài tiện ích, một câu hỏi cũng xuất hiện là dùng các vật dụng nấu ăn chống dính có an toàn với sức khỏe hay không và được các nhà khoa học nghiên cứu nhiều thập kỷ qua. Họ nhận định rằng bản thân chất Teflon nói riêng và khi trở thành lớp phủ đạt tiêu chuẩn chất lượng trên vật dụng nấu ăn bằng kim loại không phải là một vấn đề nguy hiểm. Ngay cả khi lớp chống dính này bị bong tróc, chúng ta ăn phải những mảnh Teflon nhỏ thì nó cũng sẽ được đào thải ra ngoài qua đường bài tiết hậu môn. Và vấn đề này chỉ xảy ra khi chảo quá nóng.

photo-1684661446046

Các nghiên cứu khoa học nhận định rằng bản thân chất Teflon nói riêng và khi trở thành lớp phủ đạt tiêu chuẩn trên vật dụng nấu ăn bằng kim loại không phải là một vấn đề nguy hiểm. Tuy thế, các nhà khoa học cũng khuyến cáo không nên sử dụng một chiếc nồi, chảo chống dính trong thời gian quá lâu, chỉ nên dùng tối đa trong 2-3 năm

Theo thông tin trên Tuổi trẻ, cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào phân tích cụ thể về tác động lâu dài của chảo phủ Teflon đối với con người. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào ảnh hưởng sức khỏe của các chất như PFOA phát ra khi Teflon bị phân hủy. 

Tuy nhiên, trước sự đa dạng của đồ gia dụng nói chung trên thị trường, rất có thể bạn sẽ mua nhầm phải những chiếc xoong, chảo chống dính có lớp chống dính không đảm bảo, rất dễ bị bong tróc. Khi đó, lớp chống dính vốn không đạt tiêu chuẩn này sẽ dính vào thức ăn. Điều này trở nên nghiêm trọng hơn hẳn trong quá trình nấu ăn sinh nhiệt cao, nhiệt độ tác động vào chất chống dính có thể gây ra quá trình phân hủy và sản sinh ra chất độc.

Dù là chảo chống dính đảm bảo tiêu chuẩn, thì các nhà khoa học cũng khuyến cáo người dân không nên sử dụng một chiếc nồi, chảo chống dính trong thời gian quá lâu, chỉ nên dùng tối đa trong 2-3 năm. Khi vệ sinh cần lau rửa chảo bằng dụng cụ mềm, tránh làm xước, bong tróc bề mặt vì sẽ khiến phản ứng hóa học dễ xảy ra hơn.

Cách biến một chiếc chảo không chống dính thành chảo chống dính của ông bà ta xưa nay

Như vậy, trong trường hợp không muốn dùng chảo chống dính hoặc không muốn "tốn tiền" thay chảo chống dính thường xuyên, các bạn có thể học theo cách sử dụng chảo xưa nay của "ông bà ta" được kênh Bếp trưởng Review chia sẻ dưới đây, để hô biến chiếc chảo không chống dính thành chảo chống dính nhé.

photo-1684661447730

Đầu tiên, các bạn bắc chiếc chảo không chống dính lên bếp, làm khô và nóng chảo, kiểm tra bằng cách đổ vào đó một thìa nước, thấy nước sôi lên rồi khô đi như hình hướng dẫn là đạt.

photo-1684661448427

Tiếp đó bạn đổ dầu ăn hoặc mỡ vào chảo, đợi dầu sôi sủi bọt lên như hình

photo-1684661449375

Thì đổ trứng vào chảo bắt đầu tráng (chúng ta sẽ làm thử với trứng trước, rồi tiếp tục làm với cá rán ở phía dưới nhé).

photo-1684661450001

Hình ảnh trứng tráng đã được trở mặt và dốc chảo để các bạn thấy được độ trơn chống dính tự nhiên của chảo.

photo-1684661450922

Còn đây là đáy chảo sau khi đã đổ miếng trứng tráng ra đĩa. Mặt chảo lúc này chỉ láng bóng dầu ăn, không một chút thức ăn nào bị dính lại.

photo-1684661451682

Với cá rán cũng tương tự. Các bạn làm khô chảo theo hướng dẫn ở trên rồi làm nóng dầu đúng cách cũng theo hướng dẫn ở trên. Tuy nhiên lưu ý miếng cá của bạn phải được lau khô, không còn dính nước nhé. Còn dính nước khi rán cá sẽ bị bắn dầu.

photo-1684661452669

Cá rán đã chín một mặt, giờ bạn lật mặt còn lại rán tiếp. Lớp chống dính tự nhiên này thật hiệu quả.

photo-1684661453380

Các bạn thấy không, cá rán thành phẩm không có chút da cá nào bị dính chảo cả.

Comments (0)