Có một loại 'cơm thừa, canh cặn' nhưng ai được cho thì còn quý hơn cả vàng
2024-07-15 08:37:29
Có một loại 'cơm thừa, canh cặn' nhưng ai được cho thì còn quý hơn cả vàngGiadinhNet - Trong các bữa ngự thiện của hoàng đế thời xưa, vì mỗi bữa cũng chỉ ăn vài miếng, có món gần như còn không đụng đũa, nên người bình thường căn bản đều không nhìn ra được đó là cơm thừa. Do các vị "Thiên tử" thời xưa đều coi trọng việc tiết kiệm, và việc đổ bỏ thức ăn được coi là bất kính với trời đất, nên số thức ăn này thường sẽ được xử lý theo các cách phổ biến dưới đây.
Mỗi bữa ăn của các vị vua thời xưa đều có không ít món, trong khi đó mỗi món lại chỉ ăn không quá ba gắp, vậy lượng thức ăn thừa không nhỏ sau mỗi bữa sẽ được xử lý như thế nào?
Tuy nhiên, không phải ngày nào các đại thần cũng có mặt để hầu hạ cơm nước cho Hoàng đế. Bởi vậy, lượng thức ăn thừa mỗi ngày một nhiều, hơn nữa số thức ăn này rất ít khi bị đổ bỏ, bởi Hoàng đế hay Thái hậu đa số đều coi trọng việc tiết kiệm.
Dưới đây là 3 cách xử lý đồ ăn thừa của vua chúa xưa:
Ban thưởng cho các phi tần hoặc quan viên
Đối tượng được ban thưởng các món sơn hào hải vị trong bữa cơm của nhà vua chủ yếu là phi tử hoặc đại thần. Vào thời cổ đại, những vật phẩm thường xuyên được nhà vua thưởng cho quan lại chủ yếu là vàng bạc châu báu. Tuy nhiên trong mắt những quan viên này, số của cải vật chất ấy thậm chí còn không đáng giá bằng một vài món ăn được vua ban.
Bởi lẽ, cổ nhân Trung Hoa cho rằng, lễ nghi cao nhất trong việc mời cơm chính là mời đối phương tới nhà mình ăn cơm. Mà việc Hoàng đế đem món ăn mình dùng ban thưởng cho các đại thần dưới trướng lại được xem là một ân huệ vô cùng lớn. Đồng thời, hành động này cũng là minh chứng cho thấy các đại thần nói trên đã được ban vinh dự ăn chung món ăn với bậc Thiên tử.
Điểm đáng nói hơn còn nằm ở chỗ, dựa theo phép tắc thời xưa, người có thể được nhà vua ban thưởng đồ ăn phần lớn là sủng thần hoặc đại thần có vai vế không nhỏ trong triều. Phần vì coi trọng chiến công, phần vì tin tưởng, trọng dụng họ nên Hoàng đế mới ban sơn hào hải vị của mình cho những người này.
Do đó, có thể phần nào khẳng định rằng, việc ban thưởng đồ ăn cho quan viên thực chất lại là hành động ẩn chứa nhiều dụng ý không hề đơn giản.
Thái giám tư lợi bán cho người ngoài cung
Có lẽ không ít các vị Hoàng đế thời xưa đều không hề biết tới phương thức xử lý thức ăn thừa vô cùng đặc biệt này. Trên thực tế, nếu những món ăn kia không được ban thưởng đích danh cho người nào, chúng sẽ trở thành mục tiêu tranh giành của các cung nữ, thái giám trong hoàng cung.
Tuy nhiên, những đối tượng này không tranh đoạt các món sơn hào hải vị ấy để ăn. Thay vào đó, họ sẽ lén lút cất giấu các món ăn thừa của nhà vua rồi âm thầm mang ra bên ngoài cung để bán cho các tửu điếm lớn.
Trên thực tế, Hoàng đế mỗi bữa cũng chỉ ăn vài miếng, có món gần như còn không đụng đũa, nên người bình thường căn bản đều không nhìn ra được đó là cơm thừa. Hơn nữa trù nghệ của các đầu bếp trong hoàng cung vốn ít ai có thể so bì. Vì vậy nên những món ăn ấy thường được rao bán ở bên ngoài với giá rất cao. Hành động ấy trót lọt thì sẽ êm xuôi qua ngày, còn nếu bị phát hiện thì cuộc sống của người ấy coi như chấm hết.
Và ở bên ngoài Tử Cấm Thành, một vài quán rượu cố ý thu thập những thứ bị xem là "cơm thừa canh cặn" của Hoàng đế, sau đó nghiên cứu cách thức chế biến để làm ra một phần khác, rồi tuyên bố với thiên hạ đây là món mà Thiên tử từng dùng qua. Kết quả là, chỉ cần có một chút liên quan với nhà vua, bách tính thường dân đều cho đấy là phúc phần khó mà có được. Vì vậy, dù món ăn có giá cao bao nhiêu, không ít người vẫn sẽ giành mua cho bằng được.
Ngược với đó, một số món ăn khác thậm chí còn được bán với giá rẻ cho vài người bán hàng rong. Họ sẽ nấu thành cháo rồi đem bán khắp các con đường, ngõ hẻm, phục vụ người dân nghèo, ai cũng có thể ăn. Điều này cũng tránh được sự lãng phí của những món ăn xa hoa.
Nhờ "chiến lược" thông minh này đã giúp các thái giám và cung nữ có được một nguồn thu không nhỏ và có tiền gửi về quê cho gia đình.
Từ đó có thể thấy, những thứ bị Hoàng đế xem là "cơm thừa canh cặn" đã trở thành sản phẩm chủ chốt của một đường dây mua bán ăn nên làm ra vào thời cổ đại.
Phơi khô thức ăn thừa để làm thức ăn cho vật nuôi
Phi tần, thê thiếp trong cung ngày ngày nhàn rỗi nên có sở thích nuôi động vật để giải khuây.
Những con vật như vẹt, bồ câu, gà, mèo con, chó con... cũng cần được ăn. Sau mỗi bữa ăn của Hoàng thượng, để tránh lãng phí đồ ăn thái giám liền gửi cho các cung nữ chuyên nuôi động vật trong cung, và làm thành đồ khô.
Thức ăn cho vật nuôi sau đó được phân phát cho nô tài trong cung điện và dùng để nuôi những con vật nhỏ này. Tuy nhiên cũng giống như các thái giám, nô tài trong cung cũng học cách khai gian và nói đây đều là thức ăn mua từ ngoài cung để kiếm lời.
Như vậy có thể thấy thức ăn thừa trở thành một nguồn thu lợi của các thân cận nhà vua.
Phương Nghi (t/h)
Vì sao vua triều Nguyễn chỉ dùng cơm bằng đũa làm từ gỗ cây Kim Giao?Khiếp đảm với những món ăn kinh dị thể hiện uy quyền của Từ Hy Thái HậuTàn bạo nhưng thích ăn chay, căm thù thịt: Hé mở bất ngờ về sự thật con người của HitlerMón ăn nữ minh tinh Angelina Jolie yêu thích nhưng người thường lại vô cùng khiếp đảm