Quả vải chính vụ ngon rẻ ai cũng ăn, nhưng “say vải” nguy hại thế nào nhiều người không biết

2024-07-15 08:18:38

Quả vải chính vụ ngon rẻ ai cũng ăn, nhưng “say vải” nguy hại thế nào nhiều người không biếtGiadinhNet - Mấy ngày gần đây chị Hằng (Hà Nội) thấy người nóng như "bốc hỏa", ngứa ngáy khó chịu, bứt rứt, nôn nao, nổi nhiều mụn. Tìm hiểu mới biết do chị ăn quá nhiều quả vải nên bị "say vải".

Lần "say vải" nhớ đời của một quý bà Hà Nội

Chị Lê Thúy Hằng (Hà Nội) là một người thường xuyên mua vải thiều về ăn. Chị bảo vải tháng 5, tháng 6 đang chính vụ nên rất ngọt ngon, giá lại rẻ. Hơn nữa, cả nhà chị già trẻ, lớn bé ai cũng thích ăn vải.

Chị Hằng cho biết vải thiều còn có một tên gọi mỹ miều khác là quả lệ chi và có nhiều giá trị dinh dưỡng. Vải ngọt nên phần lớn lượng carb trong vải đến từ đường. Tuy lượng chất xơ tương đối thấp nhưng rất giàu vitamin và các loại khoáng chất. Cụ thể như Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng. Kali giúp cải thiện được sức khỏe tim mạch. Các hợp chất thực vật chống oxy hóa khác nhau như hàm lượng polyphenol chống oxy hóa của quả vải có tỷ lệ cao hơn so với một số loại trái cây thông thường khác; Rutin và Epicatechin đóng vai trò là một flavonoid, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mãn tính, chẳng hạn như tiểu đường, ung thư và bệnh tim. Và còn nhiều giá trị dinh dưỡng, lợi ích cho sức khỏe khác...

Thế nhưng, mấy ngày gần đây chị thấy người nóng như "bốc hỏa", ngứa ngáy khó chịu, bứt rứt, nôn nao, nổi nhiều mụn. Tìm hiểu trên mạng mới biết do chị ăn quá nhiều vải nên bị "say vải". Ăn quá nhiều vải cùng một lúc dễ bị đau rát lưỡi, sinh nhiệt, "say vải", ngộ độc vải dẫn đến buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt. Mặc dù biết ăn vải quá nhiều sẽ gây nóng trong, nhưng xưa nay chị chưa từng gặp trường hợp "say vải" như thế này bao giờ nên đã chủ quan.

photo-1656406433528

Vải thiều đang vào chính vụ nên vừa ngon, vừa rẻ. Quả vải giàu giá trị dinh dưỡng nhưng được khuyến cáo không nên lạm dụng ăn quá nhiều. Ảnh: Báo Lao động

Ngoài chứng "say vải", có người còn bị ngộ độc sau khi ăn vải đã xuất hiện triệu chứng nôn nao, nổi mề đay, đau bụng, thậm chí nôn mửa. Các triệu chứng này không phải do vải mà do loài nấm độc Candida trophicalis trú ngụ ở núm những quả vải bị giập nát, ủng thối gây ra.

Chị Hằng cho biết thêm, các chuyên gia khuyến cáo rằng, người bình thường khi ăn quả vải chỉ nên ăn từ 5 đến dưới 10 quả/lần và không nên ăn liên tục nhiều ngày. Đặc biệt là trẻ nhỏ chỉ nên ăn 3 - 4 quả 1 lần, khi ăn cần có sự giám sát của người lớn để phòng trẻ bị hóc hạt vải. Chỉ ăn quả vải đã chín, không ăn vải xanh, vải bị giập nát hoặc thối đầu, không nhai, cắn hạt vải khi ăn…

Những ai không nên ăn nhiều quả vải

Từ hiện tượng say vải và ngộ độc vải kể trên, theo các chuyên gia, có một số người không nên ăn quá nhiều vải. Mà nên ăn vừa phải để không "lợi bất cập hại" từ loại quả ngon nức tiếng này.

Thứ nhất, người bị tiểu đường. Vì trong cùi quả vải thiều có nhiều đường glucoza, nếu ăn lượng lớn một lúc hay liên tục nhiều ngày có thể khiến lượng lớn đường glucoza vào máu vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan. Khi lượng đường glucoza tăng đột biến, dễ làm tăng đường huyết nhanh, gây bất lợi cho người bệnh tiểu đường.

photo-1656406437986

Ảnh minh họa từ Internet

Người đang bị nóng trong. Không ít người, như trường hợp chị Hằng kể trên, khi ăn quá nhiều vải đã gặp phải những triệu chứng như nóng, nổi mụn, phát ban do hàm lượng đường trong quá vải rất cao gây nhiệt. Thậm chí, ăn quá nhiều vải, lượng đường glucoza tăng đột biến, cơ thể phản ứng, tiết insulline tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống, gây ra triệu trứng "say vải". Biểu hiện thường gặp là váng đầu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh, nóng…

Người thừa cân, béo phì. Được biết, trong vải chứa 66% đường glucoza, 5% đường saccharose, chứa tổng đường trên 70% - đứng hàng đầu trong các loại trái cây. Vì thế, những người béo phì ăn nhiều vải sẽ khó kiểm soát được lượng đường đưa vào cơ thể, khiến bệnh tình nặng thêm.

Phụ nữ mang thai. Vì lượng đường trong vải chiếm đến trên 70% nên thai phụ cũng được khuyến cáo không nên ăn nhiều vải để phòng tiểu đường thai kỳ, nhất là những thai phụ từng mắc bệnh tiểu đường.

photo-1656406440438

Ảnh minh họa từ Internet

Bên cạnh đó, những người thể chất âm hư, táo, nhiệt và đang giảm cân càng không nên ăn nhiều. Người bình thường cũng cần lắng nghe cơ thể ở các giai đoạn thể trạng khác nhau như trước kỳ đèn đỏ, hoặc đã ăn quá nhiều đồ ngọt trước đó… để hạn chế lượng vải ăn vào.

Comments (0)