Người nào hay bị mệt mỏi, đau đầu, thiếu tập trung, thiếu máu ăn theo thực đơn dưới đây sẽ hết

2024-07-15 08:45:08

Người nào hay bị mệt mỏi, đau đầu, thiếu tập trung, thiếu máu ăn theo thực đơn dưới đây sẽ hết Nhiều người luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, suy yếu, thiếu tập trung, chóng mặt và đau đầu. Đó là biểu hiện và triệu chứng thường thấy của bệnh thiếu máu. Các bạn hãy tham khảo thực đơn dưới đây để cải thiện sức khỏe của mình nhé!

Biểu hiện, triệu chứng của thiếu máu 

Thiếu máu là thuật ngữ diễn tả tình trạng số lượng hồng cầu và huyết sắc tố thấp hơn so với tiêu chuẩn bình thường, trong khi huyết sắc tố hay hemoglobin bản chất là một loại protein, thành phần còn rất giàu chất sắt và đóng vai trò hỗ trợ hồng cầu mang oxy từ phổi đến các cơ quan trong cơ thể. Vì thế, thiếu máu khiến người bệnh luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, suy yếu, hay bị chóng mặt và đau đầu do quá trình cung cấp oxy cho các mô bị suy giảm.

photo-1685415846814

Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu là biểu hiện thường thấy của thiếu máu.

Biểu hiện của thiếu máu rất đa dạng, bao gồm:

Ù tai, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên, khi thay đổi tư thế hoặc gắng sức;

Đột ngột ngất lịm, đặc biệt hay gặp ở người bị thiếu máu nhiều;

Thiếu máu toàn thân có thể dẫn đến thiếu máu não

Hồi hộp, đánh trống ngực, có thể khó thở;

Chán ăn, đầy bụng, ăn khó tiêu hoặc đau bụng, tiêu chảy, táo bón;

Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt hoặc các trường hợp thiếu máu huyết tán có thể kèm theo da và niêm mạc vàng;

Rụng tóc, móng tay giòn dễ gãy, chân móng bẹt hoặc lõm, màu đục, có khía...;

Tim đập nhanh có thể tạo nên tiếng thổi tâm thu do thiếu máu.

photo-1685415849117

Các thực phẩm giàu protein tốt cho người bị thiếu máu.

Thiếu máu có nguy hiểm không?

Thiếu máu không bỏ qua bất kể đối tượng nào, thiếu máu ở người lớn (nam giới, nữ giới), trẻ em hay người cao tuổi. Các triệu chứng của thiếu máu đã đủ khiến cơ thể mệt mỏi và gây suy giảm chất lượng cuộc sống, chưa kể đến nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như sau:

Rối loạn nhịp tim, nếu thiếu máu kéo dài không được điều trị sẽ tạo nguy cơ dẫn đến suy chức năng tim;

Suy giảm hoặc đôi khi là mất khả năng sinh hoạt, làm việc, thậm chí có thể thường xuyên ngất xỉu đột ngột;

Phụ nữ đang mang thai bị thiếu máu có thể tăng nguy cơ sinh non;

Biến chứng nghiêm trọng nhất là tử vong, đặc biệt ở các trường hợp đột ngột mất một lượng máu quá lớn trong thời gian rất ngắn khiến cơ thể không thể hồi phục kịp thời.

photo-1685415849923

Ảnh minh họa


Người thiếu máu vì thế cần đi thăm khám kịp thời. Bên cạnh đó, rất nên chú trọng bữa ăn hằng ngày giúp cải thiện tình trạng bệnh của bản thân.

Thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu

Trong bữa ăn cho người thiếu máu trong 7 ngày, cần ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất sắt để hỗ trợ việc bổ sung máu cho cơ thể. Các loại thực phẩm điển hình được lựa chọn xếp vào thực đơn bao gồm: thịt đỏ, trứng, thịt gà, rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc,...

Việc áp dụng thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu hợp lý sẽ giúp xóa đi nỗi lo cho người bệnh, tăng cường và cải thiện sức khỏe.

Dưới đây là thực đơn cho người bị thiếu máu trong 7 ngày. Mời các bạn tham khảo.

photo-1685415850652

Trong bữa ăn cho người thiếu máu cần ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất sắt để hỗ trợ việc bổ sung máu cho cơ thể như thịt đỏ, trứng, thịt gà, rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc,...

Ngày 1

Bữa sáng: bánh mì nguyên hạt 2 lát, 5-6 hạt hạnh điều, hạt hạnh nhân, có thể uống 1 ly sữa hoặc bổ sung ăn nhẹ trái cây như chuối, táo, ổi.

Bữa trưa: các loại cá như cá hồi chứa nhiều sắt, các loại rau xanh chứa nhiều vitamin, rau cải xanh, rau bina.

Bữa tối: thịt gia cầm như gà/vịt, thịt bò bông cải xanh, khoai lang.

Ngày 2

Bữa sáng: bột ngũ cốc, bột yến mạch, 1 quả chuối

Bữa trưa: khoai tây, thịt gà, bổ sung rau sống và các loại đậu như đậu lăng, đậu que.

Bữa tối: thịt heo nướng, xào với rau bina, đậu khuôn.

Ngày 3

Bữa sáng: bánh mì nướng hoặc ngũ cốc ăn sáng, salad cà chua, trứng và bơ.

Bữa trưa: thịt bò xào súp lơ, cà rốt, rau lá xanh, 1 quả chuối tráng miệng

Bữa tối: bò sốt cà chua, gà nướng, mì ống spaghetti sốt cà.

Ngày 4

Bữa sáng: 3 lát bánh mì nướng nguyên cám, 1 cốc sữa, ăn kèm thêm trái cây chứa vitamin C (ổi, cam, kiwi,...); uống trà xanh.

Bữa trưa: cá hun khói/canh cá cà chua, thịt xào bông cải xanh, khoai tây luộc/nghiền.

Bữa tối: bổ sung tinh bột cơm/khoai lang, tôm xào thịt, rau cải luộc.

Ngày 5

Bữa sáng: bột ngũ cốc, yến mạch với sữa, 1 quả trứng ruột, 1 quả táo.

Bữa trưa: thịt gà rang, rau xanh luộc, táo hoặc lê tráng miệng.

Bữa tối: thịt heo luộc, rau xanh xào hoặc salad.

Ngày 6

Bữa sáng: bánh mì phết mứt, 1 ly sữa hoặc quả trứng luộc,1 quả cam vào bữa ăn nhẹ.

Bữa trưa: khoai lang nướng, thịt kho trứng, rau xanh luộc.

Bữa tối: cá hấp, cà ri khoai tây, đậu lăng.

Ngày 7

Bữa sáng: 3 lát bánh mì nướng, ngũ cốc ăn sáng, 1 ly trà chanh mật ong/ trà xanh.

Bữa trưa: thịt gà/vịt kho, khoai tây nghiền, bông cải xanh luộc.

Bữa tối: mì trộn thịt bò cà chua, salad rau củ, trái cây.

Comments (0)