Lý do không nên ăn nhiều mì ăn liền, hải sản, trái cây gọt vỏ... trong mùa mưa bão, đọc xong nhiều người bất ngờ!
2024-07-15 08:17:03
Lý do không nên ăn nhiều mì ăn liền, hải sản, trái cây gọt vỏ... trong mùa mưa bão, đọc xong nhiều người bất ngờ!GiadinhNet - Mưa bão thời tiết xấu, khó khăn đi lại nên nhiều nhà dự trữ đồ ăn, trong đó có mì ăn liền, thủy hải sản, các loại rau củ quả... Nhưng cẩn trọng với các thực phẩm sau bởi trong mưa bão có thể trở thành nguy cơ phát tán bệnh, gây nguy hại cho sức khỏe.Mưa bão, món ăn mưa bão, thực phẩm không ăn mưa bão, món nên ăn khi mưa bão, mì ăn liền mưa bão, hoa quả mưa bão
Thức ăn nhiều dầu mỡ hạn chế ăn trong mùa mưa bão
Có những thực phẩm thông thường bỗng trở thành mối nguy phát tán bệnh vào mùa mưa bão - bởi mưa gió ẩm ướt ngăn chặn quá trình trao đổi chất của cơ thể, tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát triển. Để tránh mắc phải các bệnh mùa mưa bão (như dị ứng, tiêu chảy...) người dân hạn chế ăn quá nhiều các loại thực phẩm có nguy cơ phát tán bệnh như sau:
Thực phẩm đầu tiên nên tránh hoặc hạn chế ăn vào mùa mưa bão là những món ăn chứa quá nhiều chất béo, dầu mỡ vì rất có thể sẽ làm rối loạn hệ tiêu hoá, gây đau bụng, nôn mửa. Những thực phẩm nhiều dầu mỡ bình thường cũng được cảnh báo không tốt cho sức khỏe, nên giảm ăn.
Mì ăn liền - không nên ăn nhiều trong mùa mưa bão
Mì ăn liền khiến cơ thể tiêu hóa chậm hơn - rất không tốt vì mùa mưa bão khả năng trao đổi chất của cơ thể người giảm hơn so với bình thường. Ở các nước phương Tây coi mì ăn liền là một món ăn vặt, nhưng ở nước ta mùa mưa bão lũ số lượng mì gói tiêu thụ tăng lên chóng mặt.
Muối natri trong mì gói cao - lạm dụng có thể gây tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ, suy thận... (rất dễ xảy ra khi mưa bão) và một số vấn đề sức khỏe khác. Y khoa đã khuyến cáo, thậm chí chống chỉ định đối với những người cao huyết áp không được ăn nhiều thực phẩm giàu natri.
Chất sáp trong mì gói nếu lạm dụng cũng gây tổn hại cho cơ thể người, tích tụ trong tim, gan, thận gây những bất thường và tổn thương, suy giảm hệ thống miễn dịch.
Các chất phụ gia như phosphate, chất chống ôxy hóa, chất bảo quản… do lưu trữ quá lâu và do ảnh hưởng từ môi trường nên cũng dần biến chất, không tốt cho cơ thể.... Và còn nhiều chất nữa trong mì ăn liền khiến nó được khuyến cáo chỉ làm thức ăn tạm "chữa cháy" khi cần thiết, chứ không nên ăn quá thường xuyên.
PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm) gợi ý người dân biến tấu mì nước, mì xào, mì trộn với các loại thực phẩm khác nhau nhằm làm cân bằng dinh dưỡng bát mì. Có thể ăn mì gói kèm nhiều loại rau khác (như cải xanh, giá đỗ, cà chua, cà rốt, hành lá...) để bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ góp phần giúp tinh bột được hấp thu chậm hơn, tránh táo bón. Nên cho thêm các thực phẩm khác (như thịt bò, thịt lợn, tôm, trứng, nấm, đậu hũ...) để cân đối đạm động vật - thực vật và làm bát mì thêm ngon miệng.
Nếu quá bận rộn, hoặc không có bếp nấu mới phải ăn mì ăn liền đơn thuần - nhưng sau đó nên bổ sung hoa quả, sữa... để đảm bảo dinh dưỡng bữa ăn.
Nấm - người yếu nên cẩn trọng ăn trong mùa mưa bão
Bình thường nấm là đạm thực vật, rất giàu dinh dưỡng, lợi ích cho sức khỏe. Nhưng ăn nấm sai thời điểm cũng có thể gây hại cho cơ thể. Mùa mưa bão càng phải cẩn trọng hơn khi ăn nấm để cơ thể khỏe mạnh, an toàn - nhất là với người thể trạng không khỏe mạnh.
Người bình thường ăn nấm rất tốt cho sức khỏe - với điều kiện nấm phải được nấu chín hoàn toàn (đun sôi khoảng 5 - 10 phút hãy ăn).
Riêng với người có sức khỏe kém thì nên tránh ăn nấm những ngày mưa gió, bão bùng, trời trở gió - bởi nấm phát triển trong môi trường ẩm và có nhiều vi khuẩn gây bệnh sinh sôi bên trong.
Thủy hải sản
Thủy hải sản là thực phẩm bị ảnh hưởng mưa bão khá lớn, khiến chất lượng khó đảm bảo và không được tươi ngon, chất lượng giảm hơn so với bình thường.
Trong những ngày mưa gió, bão lũ lạnh giá nhiều nhà thích quây quần, suýt xoa ăn cua ghẹ nóng - cho đó là cách bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất tốt.
Nhưng người mắc các bệnh dị ứng (mẩn ngứa toàn thân, nổi mề đay, đau đầu, chóng mặt, khó thở...), dễ bị ngộ độc, hay bị rối loạn tiêu hóa thì không nên ăn cua, ghẹ - bởi có quá nhiều loại vitamin, khoáng chất và đạm có thể gây nguy hiểm cho họ.
Người hay bị ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa, mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, người mắc bệnh gout, viêm khớp... cũng không nên ăn vì mưa bão, lạnh giá ăn cua ghẹ có thể khiến bệnh gia tăng theo chiều hướng bất lợi.
Người hay bị lạnh bụng, đau bụng cũng hạn chế ăn, bởi ngày mưa bão cua ghẹ khó có thể tươi ngon, hoặc không được chế biến đúng cách thì rất dễ bị đau bụng, tiêu chảy...
Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú dù có thích ăn thì cũng chỉ nên ăn 1-2 lần/tuần, mỗi lần ăn dưới 100g cua, ghẹ.
Người bình thường thích ăn thủy hải sản, cua ghẹ ngày mưa bão cần nấu chín kỹ để bảo vệ sức khỏe.
Các bà nội trợ cũng không tận dụng nước luộc cua nấu canh vì có nhiều chất độc hại từ thịt cua thôi nhiễm ra.
Sau khi ăn cua ghẹ thì không nên ăn hoa quả ngay - bởi chất đạm, canxi trong cua ghẹ sẽ bị giảm đi rất nhiều, có thể còn gây đau bụng.
Mùa mưa bão, thay vì ăn hải sản, cua ghẹ hãy chọn các loại thịt bò, gà, lợn thay thế sẽ an toàn hơn.
Đồ ăn vặt, hoa quả gọt sẵn ven đường
Các món ăn vặt, hoa quả gọt sẵn ven đường ngon mắt, ngon miệng, tiện lợi nhưng ngày mưa bão hạn chế ăn kẻo gặp nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Ngoài bụi bẩn dễ bám và sinh sôi, thì trong thời tiết ẩm ướt ngày mưa bão dễ bị hao hụt chất dinh dưỡng, bị nhiểm khuẩn.
Vì vậy nên mua hoa quả về tự làm sạch, gọt vỏ ăn để đảm bảo an toàn cho cơ thể.
Cũng cẩn trọng khi ăn các loại hoa quả, rau củ bị ngâm nước trong những ngày bão ẩm ướt - bởi bề ngoài hoa quả, rau củ vẫn thế, nhưng rất có thể bên trong đã bị ô nhiễm do thời tiết ẩm ướt, vi khuẩn và vi sinh vật rất dễ sản sinh, hoặc ngấm vào bên trong... khiến biến chất, hư hỏng.
Thức uống có ga
Nước uống có ga uống trong điều kiện thời tiết mưa bão ẩm ướt làm bộ máy tiêu hóa nhạy cảm hơn, làm chậm hoạt động của hệ tiêu hoá, giảm hấp thu chất khoáng, dễ khiến rối loạn dạ dày.
Thay vì thức uống có ga, hãy dùng nước lọc, trà thanh nhiệt, trà mạn, nước khoáng... vừa giúp cân bằng nhiệt độ, vừa tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Rau sống - tốt nhất chần trước khi ăn
Rau sống mua trong ngày mưa bão về ăn phải cẩn thận - đặc biệt là rau sống vì mùa mưa thứ rau này tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn có hại cho cơ thể (như bào nang amip, trùng lông, trùng roi và một lượng lớn các loại trứng, ấu trùng giun sán như giun móc, giun đũa, sán lá gan...), hoặc bị ô nhiễm do nguồn nước bẩn mùa mưa.
Nếu cần phải ăn thì rửa nhiều lần bằng nước sạch để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn, dư lượng chất bẩn bám trên rau. Tốt nhất vẫn nên chần rau sống qua nước sôi trước khi ăn.
Nên chọn mua rau trong các cửa hàng rau sạch có kiểm nghiệm an toàn của cơ quan chức năng. Nên ngâm nước muối trước khi ăn và không nên dự trữ rau quá lâu trong tủ lạnh vì mỗi ngày rau sống lại mất đi một lượng lớn chất dinh dưỡng.
Một số loại rau quả khác
Ngoài ra trong dân gian cũng tránh ăn 4 loại rau quả mùa mưa vì không có lợi cho sức khỏe, cụ thể:
Cà tím: Nên tránh ăn bởi thời tiết ẩm ướt dễ bị sâu bệnh đục lỗ, phá hoại - và quả cà tím tự "bảo vệ" khỏi sự tấn công của côn trùng bằng cách sinh ra chất alkaloid - có nguy cơ dẫn đến dị ứng, với các triệu chứng ngứa, đau, phát ban, buồn nôn...
Rau lá xanh: Dễ có nhiều vi khuẩn và vi sinh vật sinh sôi trong thời kỳ mưa kéo dài - đặc biệt các loại rau xanh nhiều lá có nguy cơ bị ô nhiễm nhiều hơn… Vì vậy trong những ngày mưa nên hạn chế ăn các loại rau lá xanh để tránh nguy cơ nhiễm bệnh.
Súp lơ trắng (bông cải trắng): Tuy giòn ngon nhưng ngày mưa bão súp lơ trắng có nguy cơ ngấm nhiều hợp chất hóa học có thể gây dị ứng.
Ớt chuông: Nên tránh ăn loại ớt này trong mùa mưa vì khi nhai nguy cơ sẽ sinh ra một loại chất có thể gây tiêu chảy, nôn mửa, buồn nôn và các vấn đề về hô hấp ở một số người.
Những loại thực phẩm trên đây mùa mưa bão ăn uống phải cần trọng, lựa chọn thực phẩm phù hợp. Với rau củ quả có thể thay thế bằng bầu bí, dưa chuột, đậu bắp, cà chua... có hàm lượng nước tốt, an toàn cho hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng miễn dịch, giúp mâm cơm an toàn, bảo vệ sức khỏe người thân.
*Thông tin trong bài có tham khảo suckhoegiadinh.