Người phụ nữ rơi xuống vực sâu ở Yên Tử ăn cây rau này rất ngon mà không sợ có độc

2024-07-15 08:32:34

Người phụ nữ rơi xuống vực sâu ở Yên Tử ăn cây rau này rất ngon mà không sợ có độcGiadinhNet – Có một loại cây rau dại rất giống cây dương xỉ được nhiều người ưa thích. Nếu người phụ nữ rơi xuống vực ở Yên Tử gặp cây rau này ăn trong khi chờ cứu sẽ là rất may mắn.rau dại, rau dớn rau dại, rau dại dương xỉ, rau dại yên tử, rau dại rau dớn, cách làm rau dại, rau dại đặc sản

Cây rau dại được nhiều người ưa thích

Đó là cây rau Dớn (còn gọi là Thái quyết), mọc hoang dã ở nơi ẩm ướt, vùng núi rừng, khe suối, tán rừng thấp... xanh tốt quanh năm và được coi là loài rau dại. Rau Dớn chỉ ăn ngon nhất từ mùa lụt tới cuối mùa xuân

Người phụ nữ rơi xuống vực sâu ở Yên Tử ăn cây rau này rất ngon mà không sợ có độc - Ảnh 1.

Cây rau Dớn vốn là cây rau dại.

Cây rau Dớn trông tương tự cây Dương xỉ nên nhiều người nhầm là cây Dương xỉ. Nhưng rau Dớn nhỏ hơn cây Dương sỉ, thân dài, màu xanh thẫm mọc thẳng, cao tầm 15cm, đầu ngọn cong uốn với những chiếc lá non chưa kịp bung ra như vòi voi. Các lá có hình thuôn giáo ,nhỏ dần về đầu lá và mọc so le, có khía răng cưa ở mép. Những cành rau Dớn gần gốc có màu đen. Đặc biệt rau dớn rất dễ bị úa hỏng, nên ăn tới đâu người ta hái tới đó chứ không để dự trữ. 

Cây Dương xỉ không dùng làm rau ăn, chỉ thích hợp làm cây trồng viền, trồng nền hay chậu cảnh... trang trí nhà ở, quán cà phê cho đẹp mắt, xanh tươi.

Cây rau Dớn là rau dại nhưng là đặc sản, có vị chua chát, lại hơi ngọt, nên hấp dẫn mọi khẩu vị. Rau Dớn chế biến thành nhiều món ăn ngon, rất có giá trị. 

Đông y gọi rau Dớn là "cẩu tích", tính mát, lại nhờn - là vị thuốc trị nhiều bệnh như đau khớp, suy khí huyết, chân tay mệt mỏi, lợi tiểu, nhuận tràng, táo bón, lưu thông máu, giải nhiệt, trị các bệnh hậu sản và phòng ngừa các chứng bệnh hậu sản… và nhiều bệnh khác.

Y học dùng thứ rau dại này bào chế nhiều loại thuốc bổ máu. Dân gian dùng rau Dớn giảm đau bằng cách giã nát đắp vào chỗ bị sưng tấy, chấn thương. chữa mụn nhọt, viêm da cho trẻ sơ sinh, tẩy giun sán, chống côn trùng, sâu bệnh. 

Từ rau Dớn được các gia đình Tây Bắc coi là rau dại đặc sản, chế biến nhiều món ăn hàng ngày mà vẫn ngon miệng, không bị ngán. Ăn rau Dớn thường xuyên giúp tĩnh an tâm thần, dễ ngủ hơn, ngủ ngon giấc và trí lực ổn định, rất ít khi bị táo bón hay bí tiểu.

Theo các nhà khoa học, cây rau Dớn có 86% nước, 4% protid, 8% hydrocarbon... và nhiều giá trị dinh dưỡng khác.

Cây rau Dớn non cũng có thể chứa lượng nhỏ các độc tố Dương xỉ, nhưng không nguy hiểm cho cơ thể và tới nay chưa ghi nhận ca ngộ độc rau Dớn nào.

Cây rau Dớn được dùng chế biến món ăn, trở thành đặc sản rất riêng trong các nhà hàng, khách sạn lớn vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, là đặc sản ẩm thực của các vùng này, nhất là đồng bào Thái ở Lai Châu. 

Người phụ nữ rơi xuống vực sâu ở Yên Tử ăn cây rau này rất ngon mà không sợ có độc - Ảnh 3.

Rau Dớn luộc. Ảnh minh họa.

Sau đây là một số món ngon chế biến từ cây rau Dớn.

Rau Dớn luộc tươi xanh

Rau Dớn hái về rửa sơ rồi ngâm với nước muối pha loãng để tiệt trứng côn trùng bám lá. Sau đó rửa sạch, vớt ra rổ, để ráo.

Bắc nồi nước đun sôi thì cho rau Dớn vào luộc nhanh, đảo đều 1 lần rồi vớt ngay ra rổ để ráo.

Luộc các này rau có màu xanh bắt mắt rồi, nhưng nhiều người thường vớt rau ra ngâm ngay vào thau nước đá lạnh để rau giòn, giữ được độ tươi xanh. 

Rau Dớn tươi xanh luộc chấm với mắm cái ngon đậm đà, dễ nghiện.

Lưu ý:

- Kinh nghiệm là cho xíu muối vào nước luộc, và luộc rau trên lửa to (không luộc lửa nhỏ vì rau dễ bị nhừ, làm mất đi phần lớn vitamin C, B1). Muối giúp rau Dớn vẫn giữ được màu xanh. 

- Vớt rau khi vừa chín tới mới  giữ được nhiều chất dinh dưỡng và ăn giòn ngon hơn.

- Chú ý canh để rau Dớn không bị quá chín sẽ nhũn, mất đi độ nhớt và hương vị riêng của nó.

- Một số người cho rằng để rau Dớn héo như phơi một nắng sẽ càng ngon. 

- Chấm rau Dớn với nước mắm ngon, có vắt chanh cảm thấy ngon hơn.

Người phụ nữ rơi xuống vực sâu ở Yên Tử ăn cây rau này rất ngon mà không sợ có độc - Ảnh 5.

Rau Dớn trộn tôm thịt. Ảnh minh họa.

Rau Dớn trộn tôm thịt

Nguyên liệu

- Rau Dớn

- 500g tôm sông tươi ngon

- 200g thịt ba chỉ

- Hành khô, tỏi, lạc rang, gia vị... (tùy ý).

Cách làm

Rau Dớn sơ chế sạch, chần sơ cho mềm, vớt ra để ráo nước.

Hành khô, tỏi băm nhỏ.

Thịt ba chỉ rửa sạch. Tôm sông rửa sạch, bóc vỏ. Cả thịt và tôm thái hạt lựu, ướp với nước mắm, hành khô băm nhỏ, bột ngọt, tiêu xay trộn đều lên. Tất cả cho vào xào chín, nêm gia vị.

Phi thơm tỏi băm, rồi cho rau Dớn vào đảo đều tay. Nêm nếm gia vị rồi đổ tiếp thịt và tôm đã xào vào đảo đều. Nêm nếm lại lần nữa cho vừa ăn. 

Trút rau Dớn ra đĩa, rắc thêm lạc rang giã nhỏ để món ăn hấp dẫn, thơm bùi hơn.

Người phụ nữ rơi xuống vực sâu ở Yên Tử ăn cây rau này rất ngon mà không sợ có độc - Ảnh 7.

Rau Dớn xào tỏi. Ảnh minh họa.

Rau Dớn xào tỏi (4 người ăn)

Nguyên liệu

500g rau dớn

Bột canh, bột ngọt, 1 củ tỏi. Lạc rang (không có cũng được) giã giập.

Cách làm

Rau Dớn tươi non ngắt khúc vừa ăn rồi rửa sạch, luộc sơ (hoặc chần qua), rồi vớt ra để ráo.

Phi thơm tỏi, cho rau Dớn vào đảo 5 phút thì bắc xuống.

Trộn muối, đường, bột ngọt, tương ớt, hạt tiêu, nước chanh tươi… cho vừa khẩu vị, trút ra đĩa, rắc thêm lạc rang giã giập (nếu thích ăn bùi thơm). 

Rau Dớn có thể xào với thịt bò, thịt lợn… nhưng nhớ rắc thêm ít hạt mắc khén mới có hương vị rất đặc trưng của núi rừng. Thành phẩm rau Dớn xào xanh non, thơm nồng mùi hạt mắc khén, ăn giòn có chút nhớt nhưng đậm đà khác hẳn các loại rau khác.

Người phụ nữ rơi xuống vực sâu ở Yên Tử ăn cây rau này rất ngon mà không sợ có độc - Ảnh 9.

Nộm rau Dớn. Ảnh minh họa.

Nộm rau Dớn

Nguyên liệu

- Rau Dớn (chọn cọng có ngọn cong non, lá bánh tẻ).

- Rau thơm, ớt, gừng, tỏi, nước chanh tươi, mì chính, muối trắng.

Cách làm

Rau Dớn rửa sạch, phơi 1 nắng cho tái, rồi cho vào chõ xôi gỗ đồ 20 phút - nộm rau Dớn nhất định phải đồ, không nên luộc vì sẽ mất đi hương vị bùi ngọt của món nộm.

Rau đồ chín thì cho vào thố. 

Nêm chút muối trắng. Thêm rau thơm, ớt, gừng, tỏi, nước chanh tươi, mì chính vào trộn đều, để ít phút cho ngấm. 

Bày nộm rau Dớn ra đĩa, rắc lạc rang giã nhỏ.

Thành phẩm có mùi thơm bùi đặc trưng riêng của rau rừng, vị chua ngọt xen chút cay của ớt.

Nộm rau Dớn là món ăn đặc sắc của người Thái ở Lai Châu, và người dân Tây Bắc, Tây Nguyên. Món nộm rau Dớn ngon riêng biệt, nhiều lợi ích cho sức khỏe nên là đặc sản được ưa chuộng.

Người Lai Châu còn làm món rau Dớn còn muối chua ăn kèm với cá suối, lẩu rau Dớn. Người vùng sông Tranh (Quảng Ngãi) có món cá Niên - rau Dớn hương vị hoang sơ từ đại ngàn về nhà hàng, khách sạn, nhưng nấu cách nào cũng không thể tươi ngon, đặc sắc như khi ăn tại bờ sông Tranh. 

Rau Dớn còn ăn kèm với các loại rau củ quả khác. Cành và lá rau Dớn có thể phơi khô làm trà uống rất mát, và rất tốt cho phụ nữ khi sinh nở. Xưa bà con còn dùng rau Dớn như thực phẩm cứu đói. 

Không nên ăn rau để nguội - vì theo các nhà khoa học các món rau luộc, xào đã bị mất 15% vitamin có trong rau. Sau 1 giờ mất tiếp 25%, và cứ sau 2 giờ lượng vitamin trong rau tiếp tục giảm.

Để rau nguội lâu còn có thể sinh sôi vi trùng có hại. Vì vậy nên ăn rau ngay khi chế biến xong để hấp thu được nhiều vitamin.

*Thông tin tham khảo từ Monngonmienbac và Thapgiainhiet


.

Comments (0)