Tìm ăn các loại rau vị đắng sau sẽ rất tốt cho sức khỏe khi mưa bão, giá lạnh, chuyển mùa
2024-07-15 08:16:57
Tìm ăn các loại rau vị đắng sau sẽ rất tốt cho sức khỏe khi mưa bão, giá lạnh, chuyển mùa GiadinhNet - Rau có vị đắng rất cần ăn mỗi khi giao mùa từ nóng sang lạnh, giúp tránh nguy cơ mắc 2 loại bệnh phổ biến khi mưa bão, giá lạnh, chuyển mùa.vị đắng, rau quả vị đắng, củ quả vị đắng, các loại rau vị đắng, mưa bão rau vị đắng, giá lạnh rau vị đắng, tên rau vị đắng
Chuyển mùa, mưa bão, giá lạnh cần ăn rau vị đắng
Giao mùa mưa bão, thời tiết thay đổi thất thường cần ăn gì cho bổ dưỡng - đó là thắc mắc mỗi khi đi chợ của nhiều bà nội tướng. Theo dân gian, mưa bão, giao mùa, gió lạnh... tập trung ăn các loại rau vị đắng - rất cần thiết khi chuyển mùa từ nóng sang lạnh. Rau vị đắng còn giúp cơ thể tránh khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng da và dị ứng - 2 loại bệnh phổ biến khi mưa bão.
Y học ngày nay xác định vị đắng rất tốt cho sức khỏe, có thể ngăn ngừa ung thư (nhiều nghiên cứu cho thấy người hay ăn các loại rau quả đắng có tỉ lệ mắc ung thư thấp hơn), rau có vị đắng càng nhiều thì lợi ích với cơ thể càng lớn.
Các nhà dinh dưỡng xếp các loại rau đắng thuộc top vô cùng hữu ích, giàu vitamin, khoáng chất, thanh nhiệt, bổ máu, giúp bảo vệ lá gan khỏe mạnh, kiểm soát lượng cholesterol, đường huyết, chuyển hóa chất béo, ngăn chặn tình trạng béo phì, gan nhiễm mỡ, mỡ trong máu… Rau có vị đắng chế biến thành nhiều món ăn ngon, có những dưỡng chất đặc biệt quan trọng với cơ thể, là thuốc chữa nhiều bệnh cực kỳ hiệu quả - nhưng vì có vị đắng khó ăn nên nhiều người không thích.
Sau đây là một số loại rau đắng nên ăn khi chuyển mùa, giá lạnh, mưa bão.
Bông cải xanh vị đắng (rau súp lơ): Vị đắng không nhiều như rau cải xoăn, mướp đắng... nhưng nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng loại rau này chứa nhiều vitamin C, K, A và kali. Ăn súp lơ xanh giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư vú, phổi, tuyến tiền liệt, bàng quang và tuyến tụy...
Mướp đắng: Phong phú vitamin, khoáng chất, chất xơ, tốt cho sức khỏe, giúp chống lại quá trình lão hóa, tốt cho làn da, giúp phụ nữ phục hồi cơ thể sau thai nghén, tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu, hoặc cho người sau khi bị tiêu chảy, đái tháo đường...
Theo Đông y, mướp đắng còn có tác dụng thanh nhiệt, trừ hỏa, rất có lợi với những người thường xuyên bị nhiệt, nóng trong.
Vị đắng của mướp đắng do hai chất Cucurbitacin và Quinine - có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch và kiểm soát lượng đường trong máu - nên có giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao.
Diếp cá: Diếp cá (còn gọi là giấp cá, dấp cá, lá giấp, rau giấp, rau vẹn, ngư tinh thảo, tập thái…) có mùi rất tanh và khó ăn nhưng thanh mát, kháng khuẩn, chống viêm rất tốt.
Rau thơm vị đắng: Hương của rau thơm đến từ các hợp chất olefin - có tác dụng kích thích sự thèm ăn, giúp cải thiện tiêu hóa và có tác dụng chữa bệnh dạ dày. Tinh dầu trong các loại rau thơm có tác dụng làm ấm cơ thể, chữa cảm lạnh...
Rau cải bẹ xanh vị đắng: Tuy đắng nhưng hàm lượng canxi trong loại rau này tới 230mg canxi trên 100g (tương đương với sữa), các nguyên tố vi lượng trong cải bẹ còn có thể giúp não bộ thư giãn.
Cải xoăn kale: Có hàm lượng cao lutein - chất chống lại quá trình oxy hóa tốt cho đôi mắt. Ăn 1/2 bát cải xoăn kale giúp bổ sung chất lutein, vitamin A, K cần thiết mỗi ngày.
Rau cần tây: Vị đắng nhẹ và không quá nồng, có hơn 95% là nước nên giúp các bộ phận cơ thể hoạt động trơn tru và tươi mát hơn. Mỗi cây cần tây chỉ có 4 calo nên nhiều người thích chế biến thành món ăn, đồ uống hỗ trợ quá trình giảm cân, giữ dáng.
Cỏ cà ri: Có vị đắng điển hình, chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin C, kali, diosgenin có lợi cho cơ thể. Cỏ cà ri có thể chữa bệnh rối loạn nội tiết tố, giúp làn da đẹp và một trái tim khỏe, đồng thời còn tăng ham muốn tình dục.
Rau cải xanh: Chứa nhiều canxi, chất xơ, nhóm các vitamin và khoáng chất cần thiết. Ăn rau cải thường xuyên giúp hệ miễn dịch được tăng cường, tốt cho phổi. Rau cải xanh chế biến thành nhiều món dễ ăn như rau cải luộc, xào, nhúng, chần tái… bổ dưỡng và làm phong phú bữa ăn.
Hành tây: Dễ chế biến thành món ăn như súp hành tây, hành tây xào thịt, nước ép hành tây… rất hoàn hảo để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể ấm áp hơn, hạn chế nguy cơ mắc cảm lạnh, đau họng…
Bí đao: Rất nhiều canxi, vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt hàm lượng kali cao giúp giảm nguy cơ đột quị và các vấn đề về bệnh lý tim mạch cực kỳ hiệu quả. Đặc biệt tốt cho cơ thể vì giàu chất xơ, vitamin A…
Rau má: Tính hàn, giải nhiệt giúp cho cơ thể chống lại quá trình lão hóa, duy trì sự trẻ trung. Nước uống sắc từ lá rau má có tác dụng hạ huyết áp, tốt cho sức khỏe.
Măng tây: Vị đắng dịu, nhưng tính mát mà hàm lượng dinh dưỡng có trong măng tây rất dồi dào, phong phú, kích thích sự thèm ăn và tốt cho hệ tiêu hóa. Măng tây giúp tăng lợi tiểu, duy trì huyết áp ổn định, giảm áp lực cho hệ tim mạch, giúp thanh nhiệt, giải độc, tạo cảm giác thoải mái cho cơ thể.
Rau bồ công anh: Loài cây mọc hoang nhưng có nhiều công dụng kỳ diệu cho sức khỏe như hỗ trợ tình trạng tắc tuyến vú sau sinh, hỗ trợ điều trị ung thư vú, ngăn ngừa và hỗ trợ trị ung thư, loét bao tử. Còn giúp cơ thể thanh lọc, giải độc gan, trị mụn nhọt...
Củ, quả có vị đắng
Vỏ cam quýt: Có vị đắng do nồng độ flavonoid cao. Chất chống oxy hóa trong vỏ cam quýt có tác dụng giảm viêm và bảo vệ cơ thể chống lại ung thư.
Quả nam việt quất: Mọng đỏ nhưng đắng, giàu polyphenol và chất chống oxy hóa giúp cơ thể ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tốt cho tim. Có thể ăn sống, nấu chín, sấy hoặc ép khô.
Thực vật có vị đắng
Củ nghệ: Củ nghệ khó ăn, nhưng được Đông y coi là thần dược số 1 giúp chữa rất nhiều bệnh (liên quan đến hệ tiêu hóa, thanh lọc máu, ngừa sỏi mật, bảo vệ gan... Nghệ làm gia vị, xay hoặc nấu uống đều rất tốt. Còn giúp cơ thể kiểm soát được đường huyết, giảm nguy cơ mắc các bệnh do gió mùa.
Củ tỏi: Giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng hỗ trợ và tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Ăn tỏi hàng ngày giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp hệ tiêu hóa giảm bớt áp lực (vì trời lạnh mọi người hay ăn đồ nướng, cay nóng nhiều khiến dạ dày chịu áp lực lớn), làm giảm cholesterol, tăng sức đề kháng... là gia vị hữu ích giúp làm nóng cơ, chống lạnh hiệu quả.
Tỏi còn rất dễ làm gia vị trong nước chấm, đồ xào… có rất nhiều tác dụng tốt với sức khỏe.
Củ gừng: Làm gia vị cho bữa ăn, pha trà cho người vừa đi ngoài trời lạnh về - cực kỳ tốt cho người dính mắc mưa gió vì giúp cải thiện hệ miễn dịch, làm ấm cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất hiệu quả...
Hạt tiêu đen: Giúp cơ thể phòng ngừa bệnh đường hô hấp khi mưa gió, giải độc cho cơ thể khi bị ho, cảm lạnh, cảm cúm, đau cơ... là loại gia vị rất tốt cần ăn khi mưa bão, gió lạnh, chuyển mùa.
Mưa bão, giá lạnh, chuyển mùa tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khoẻ, hãy phòng bệnh với các loại rau củ quả lành mạnh từ hôm nay. Nếu chẳng may mắc bệnh cũng đừng quá lo lắng, hãy khắc phục ngay bằng cách tìm hiểu "ăn gì tốt cho sức khỏe" để phòng chống bệnh cảm vặt và các bệnh dễ mắc khi giao mùa.
Uống nhiều nước
Mùa mưa bão không khí ẩm lạnh thường khiến bạn quên cảm giác khát nước, từ đó cơ thể có nguy cơ bị thiếu hụt nước trầm trọng và làm hệ miễn dịch suy yếu, tăng nguy cơ mắc bệnh về huyết áp, nhiễm trùng hoặc bệnh truyền nhiễm.
Cần đảm bảo lượng nước cho cơ thể hằng ngày. Hãy uống ít nhất 8 ly nước với dung tích 150ml/ngày, uống nước ngay cả khi không thấy khát.