5 'đại kị' và 6 kiểu người cứ chạm tới mộc nhĩ là phải vào bệnh viện
2024-07-15 08:18:02
5 'đại kị' và 6 kiểu người cứ chạm tới mộc nhĩ là phải vào bệnh việnGiadinhNet - Biết ngâm và sơ chế sạch mộc nhĩ rồi, nhưng khi nấu nướng mộc nhĩ gặp phải 5 "đại kị" này thì cũng nguy hiểm cho người ăn và bất lợi cho sức khỏe. mộc nhĩ, đại kị mộc nhĩ, dị ứng mộc nhĩ, tiêu chảy vì mộc nhĩ, người không ăn mộc nhĩ, mộc nhĩ nấm mèo, mộc nhĩ kị thực phẩm
Những người không nên ăn mộc nhĩ
Mộc nhĩ còn mang lại những hiệu quả tuyệt vời cho sức khỏe, rất giàu dưỡng chất giúp cải thiện miễn dịch, tăng khả năng đề kháng cơ thể tránh nhiều bệnh tật. Mộc nhĩ rất giàu vitamin E, K, canxi, protein, collagen thực vật, sắt… và những dưỡng chất giúp thanh lọc phổi, hoạt huyết, thanh lọc cơ thể, sạch ruột, giảm cân, đẹp da... Nhưng không phải ai cũng có thể ăn được mộc nhĩ.
1 - Trước tiên, những phụ nữ mang thai không nên ăn mộc nhĩ, bởi mộc nhĩ tuy có tác dụng bồi bổ tỳ nhưng lại có cả tác dụng hoạt huyết tiêu ứ - bất lợi cho quá trình sinh trưởng và ổn định của thai nhi.
2- Người tiêu hóa kém hạn chế ăn, và người đang đi ngoài phân lỏng, đầy bụng, nhiễm hàn... càng không nên ăn mộc nhĩ - bởi mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
3- Trẻ nhỏ và người có cơ địa dị ứng thận trọng khi ăn mộc nhĩ. Lý do mộc nhĩ là một loại nấm (gọi là nấm mèo) có chứa thành phần nhạy cảm với ánh sáng - nhất là trong mộc nhĩ tươi. Vì vậy trẻ nhỏ và người hay bị dị ứng thận trọng khi ăn mộc nhĩ kẻo sẽ bị đau nhức, ngứa, viêm da khi tiếp xúc với ánh sáng sau khi ăn, nặng hơn có thể bị phù nề thanh quản, khó thở...
4- Người bị đông máu, hoặc mới bị chảy máu (sau khi nhổ răng, chảy máu mũi, phẫu thuật...) không nên ăn mộc nhĩ, vì sẽ bị kích thích tuần hoàn máu, ức chế tiểu cầu, có hại cho người mới bị chảy máu.
5- Người bị bệnh loãng máu, máu khó đông cũng không nên ăn mộc nhĩ - bởi mộc nhĩ có tác dụng ngừa hiện tượng đông máu - nhất là với người bị vừa bị bệnh xuất huyết não thì 3 tháng đầu tiên không ăn mộc nhĩ vì rất nguy hiểm.
6- Người gặp chứng bệnh tiêu hóa (như đầy hơi, tiêu chảy... và cả chứng cảm lạnh) không nên ăn mộc nhĩ - bởi tính hàn trong mộc nhĩ sẽ gây lạnh bụng và làm bệnh tình trở nặng thêm. Tương tự người có cơ địa thể hàn, cảm lạnh cũng không nên ăn mộc nhĩ.
Mộc nhĩ kị những thực phẩm gì?
Mộc nhĩ dùng phổ biến trong các món ăn, còn được dùng nhiều trong các món ăn bài thuốc - được coi như thảo dược dễ dùng, ăn ngon, nhưng mộc nhĩ kị với những nguyên liệu thực phẩm nào thì không phải ai cũng biết.
1. Mộc nhĩ kị thịt vịt
Thịt vịt không nên kết hợp chung với mộc nhĩ. Bởi mộc nhĩ vốn tính hàn. Thịt vịt cũng có bản chất là tính hàn. Cả hai thứ hàn kết hợp ăn vào sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa.
2. Mộc nhĩ kị ốc
Ốc tính hàn, mộc nhĩ cũng tính hàn. Kết hợp 2 món này rất dễ bị tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, các bệnh lý khác liên quan đến ruột.
Người bị trĩ không ăn mộc nhĩ với thịt gà rừng. Người bình thường ăn mộc nhĩ với thịt gà rừng thì không sao, nhưng đã có nghiên cứu cho rằng mộc nhĩ không tốt cho người bị bệnh trĩ - nhất là khi nấu với thịt gà rừng - vì sẽ gây chảy máu, bệnh sẽ trầm trọng hơn.
3. Mộc nhĩ kị củ cải trắng
Một số người có thói quen nấu canh củ cải trắng cho thêm mộc nhĩ điểm vào cho đẹp mắt và có hương vị thơm hơn - nhưng mộc nhĩ chứa nhiều hoạt chất sinh học, củ cải trắng giàu enzyme - đều kị nhau. Khi hai món này nấu chung sẽ xảy ra những phản ứng hóa học phức tạp, có thể gây bệnh viêm da.
Hai món này nhất định không nấu chung với nhau, muốn ăn thì hai món phải ăn cách nhau từ 3 giờ trở lên.
4. Mộc nhĩ không dùng với đồ lạnh
Mộc nhĩ tính hàn, bổ âm. Nếu ăn món có nhiều mộc nhĩ xong mà uống nước lạnh sẽ khiến người ăn bị mệt mỏi, đau bụng âm ỉ. Do đó sau khi ăn món ăn có nhiều mộc nhĩ thì không nên uống đồ lạnh nữa.
5. Mộc nhĩ ki với thịt ba ba
Mộc nhĩ sẽ phân hủy đạm khi nấu cùng thịt baba. Vậy nên không nên nấu với loại thịt này.
Cách chọn mộc nhĩ ngon thơm
Mộc nhĩ ngon thơm, bổ dưỡng, dễ nấu, dễ ăn, nhưng ai không nên ăn và thực phẩm nào kị với mộc nhĩ thì người dân nên biết rõ để tránh kết hợp với nhau mà ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời phải biết chọn loại mộc nhĩ tự nhiên, ngon, đảm bảo chất lượng khi dùng.
Trên thị trường chủ yếu có 2 loại mộc nhĩ đen và mộc nhĩ trắng.
Mộc nhĩ đen
- Mộc nhĩ đen thì nên chọn loại cánh to, tai dày sẽ giòn và ngon hơn. Mộc nhĩ tốt bông nhĩ to, vành nhĩ hơi mỏng, bề mặt có màu đen ánh bóng, mặt sau có màu xám.
- Thử mộc nhĩ bằng cách nắm vài cái vào lòng bàn tay rồi thả ra. Nếu viền mộc nhĩ đàn hồi nhanh chóng duỗi ra - thì đó là mộc nhĩ được phơi khô tự nhiên, chế biến món ăn sẽ giòn, ngon.
- Hoặc dùng ngón tay vê vê thấy nhẹ, khô, không có tạp chất, không cứng. Nhấm thử thì thấy có vị thơm mát.
- Tránh chọn mộc nhĩ có màu đỏ, cam, hay vết đen lạ. Cũng tránh chọn loại mộc nhĩ cánh xù xì vì khi ngâm hay bị nhũn.
- Tránh mua mộc nhĩ có nhúng lưu huỳnh - vì khi ăn sẽ có vị hơi tê, hoặc cay đầu lưỡi.
- Tránh mua loại mộc nhĩ rẻ tiền, phần tai mộc nhĩ toét ra, dính vào nhau, rải rác có những chấm đen, nắm vào tay rồi duỗi ra đã mất tính đàn hồi - và nếu ngửi thấy mùi chua, hôi thì tuyệt đối không mua.
Ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng)
- Ngân nhĩ khô thường có màu trắng, đôi khi pha lẫn chút màu vàng. Loại tốt có màu trắng tươi, tai nấm dạng múi hóa màu trắng ngà, nửa trong suốt, sáng bóng, đàn hồi tốt.
- Nên chọn bông ngân nhĩ to, mập và dày. Khi sờ có cảm giác dẻo rắn.
- Khi ngâm nước bông ngân nhĩ có thể nở to gấp hàng chục lần so với lúc khô. Chế biến món ăn cho hương vị thơm, giòn sần sật.
Tránh chọn bông ngân nhĩ tai nấm gầy, có đốm vàng đen hoặc nâu lục, không tươi sáng, sờ thấy mềm, không đồng đều, dễ nát vụn - là ngân nhĩ đã biến chất. Nếu ngâm vào nước sẽ có mùi khác lạ.
Những bông ngân nhĩ quá khô, mất sự trong suốt, màu vàng xám đen hoặc xanh xám, hay lốm đốm vàng, có mùi mốc, cầm lên dễ bị vỡ nát - cũng là ngân nhĩ đã biến chất, không nên mua.
Tránh mua ngân nhĩ ngâm bằng nước nóng, ngâm đã lâu vì cũng đã bị biến chất, dễ bị nhiễm khuẩn và ăn vào nguy cơ ngộ độc cao (triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài, nặng hơn có thể bị hôn mê phải đưa đi cấp cứu).
Sơ chế để loại bỏ chất độc trong mộc nhĩ
- Ngâm mộc nhĩ với nước lạnh ít nhất khoảng 30 phút cho cánh mộc nhĩ mềm (nhiều người ngâm 2-3 giờ để mộc nhĩ nở to hết cỡ - 1 kg mộc nhĩ khô có thể nở tới hơn 3kg). Sau đó cắt bỏ chân, làm sạch rồi rửa lại với nước muối loãng và chế biến món ăn. Ngâm mộc nhĩ với nước lạnh giúp mộc nhĩ có độ giòn ngon.
- Hoặc ngâm mộc nhĩ vào nước gạo đun sôi để nguội đủ thời gian sẽ giúp mộc nhĩ nở to, có hương vị thơm ngon, hấp dẫn.
- Hoặc dùng baking soda 10 phút để tăng tốc thời gian ngâm và giúp loại bỏ sạch bụi bẩn bám trên mộc nhĩ, rồi mang ra rửa lại với nước cho sạch, cắt bỏ chân rồi chế biến.
Vài cách sơ chế như trên giúp mộc nhĩ cho vào món ăn thêm thơm ngon, giòn sần sật mà không gây độc cho người ăn.