Bạn sẽ bị khinh bỉ, coi như một kẻ ăn mày nếu phạm phải thói quen bao năm này trên mâm cơm Hàn
2024-07-15 08:37:00
Bạn sẽ bị khinh bỉ, coi như một kẻ ăn mày nếu phạm phải thói quen bao năm này trên mâm cơm HànGiadinhNet - Với mỗi quốc gia, dân tộc, bữa ăn không chỉ là một hoạt động thông thường để thoả mãn thu cầu của con người mà đã trở thành một nét văn hoá riêng mang đặc trưng quốc gia đó.ăn, Ẩm thực Hàn Quốc, ẩm thực 360
Cũng giống như người Việt, người Hàn Quốc kiêng kỵ cắm đũa trên bát cơm. Đối với họ làm vậy trông giống như là thắp nhang. Vì vậy bạn phải cẩn trọng khi đưa bát cơm cho ai, bởi nếu cắm đũa họ sẽ hiểu rằng bạn đang nguyền rủa họ.
Ngoài ra, nếu như đối với người Nhật Bản, Việt Nam thì khi ăn cơm bạn phải bưng (cầm) bát cơm lên và ăn. Theo quan niệm của chúng ta, chỉ có con vật mới gục mặt xuống bát cơm khi ăn. Tuy nhiên, ở Hàn Quốc thì bạn bắt buộc phải đặt bát cơm lên trên mặt bàn rồi ăn chứ không bưng lên. Họ cho rằng, chỉ có kẻ ăn mày mới bưng bát cơm lên như vậy.
Để không trở thành một thực khách vô duyên, đáng ghét, bạn phải "nhập gia tùy tục", luôn để ý và chỉnh sửa thói quen của mình. Ngoài ra, bạn cần lưu ý thêm những điều cấm kỵ sau khi ngồi bàn ăn của người Hàn Quốc:
- Không để miệng chai chạm ly: Khi rót rượu không được để miệng chai chạm vào miệng ly vì hành động đó chỉ được sử dụng để cúng rượu cho người chết. Đặc biệt điều này thể hiện trong các buổi nhậu, khi uống rượu Soju - một loại rượu truyền thống của đất nước này. Vì vậy người Hàn Quốc còn có cả những nguyên tắc khi uống rượu Soju.
- Không cho bạn trai ăn cánh gà: Khi đi ăn cùng nhau, người con gái sẽ không bao giờ cho bạn trai hay chồng ăn cánh gà. Các cô ấy cho rằng làm như vậy thì sẽ bị “mất” bạn, khi bạn ăn cánh gà rồi thì bạn sẽ “bay” xa khỏi người con gái. Vì lúc này bụng của bạn có nhiều cánh ở đó.
- Khi ăn không úp thìa xuống: Trong bữa ăn người Hàn, bao giờ thìa cũng phải để ngửa trên bàn chứ không được úp xuống. Người Hàn cho rằng úp thìa xuống trong trường hợp gia đình có tang. Lưu ý rằng, không được gác hay đặt đũa hoặc thìa lên trên bát.
- Chỉ rót nước vào ly của mình: Khi ăn uống cùng bạn bè hay gia đình người Hàn Quốc, bạn nên xem thử ly của mọi người còn hay không, và nhớ hãy rót cho mọi người trước khi rót cho mình. Nếu chỉ rót cho mình thì người Hàn sẽ cho rằng bạn là người chỉ quan tâm đến bản thân mà không để ý đến những người xung quanh. Hiểu được điều này, bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt đẹp trong mắt người Hàn.
- Rời khỏi bàn trước người lớn tuổi: Trong bữa ăn, bạn nên chú ý tốc độ ăn uống của mình, bởi nếu bạn kết thúc bữa ăn quá sớm và rời khỏi bàn trước những người lớn tuổi hơn bạn thì bạn sẽ bị cho là thiếu lễ độ. Khi ăn xong bạn nên xếp đũa và ngồi tại bàn ăn chờ người khác hoàn thành bữa ăn của họ.
- Không đứng dậy trả tiền 2 lần liên tiếp: Điều đó có nghĩa là khi cả nhóm bạn bè ra ngoài ăn tối hoặc đi nhậu, thường sẽ có một cá nhân chủ động đề nghị thanh toán toàn bộ hóa đơn khi tàn cuộc. Tuy nhiên, nếu gặp lại ở lần sau thì việc thanh toán nghiễm nhiên không phải trách nhiệm của người đã trả tiền cho bữa trước đó. Kể cả có tiền trong ví thì họ cũng không bao giờ đứng dậy trả tiền hai lần liên tiếp.
- Ăn nhanh và đứng dậy trước những người hơn tuổi ngồi chung mâm: Ngay cả khi cực đói thì bạn vẫn phải chờ người lớn tuổi ngồi vào mâm rồi mới được bắt đầu bữa ăn. Khi ăn xong, bạn cũng phải ngồi đợi người lớn dừng bữa xong rồi mới được đứng dậy. Nếu đứng dậy trước mà không xin phép bạn sẽ là một người rất mất lịch sự trong mắt mọi người.
- Từ chối uống với người hơn tuổi: Ngay cả khi bạn không phải là một người mê uống rượu, nếu được một người lớn tuổi hơn mời một chén rượu soju, bạn không nên từ chối. Người Hàn Quốc sẽ cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm nếu như một người ít tuổi hơn từ chối rượu họ mời. Nếu không uống được rượu soju bạn có thể xin phép thay thế bằng rượu gạo. Nếu không biết uống rượu thì bạn cũng nên nhận lấy chén rượu và nhấp môi.
- Nói to, cười đùa khi ăn: Người Hàn Quốc nói rất ít và hạn chế nói chuyện khi ăn. Vì vậy bạn cũng đừng quá bất ngờ khi đi ăn với người Hàn mà họ không nói lấy một câu trên bàn ăn. Điều này lại càng phải nhớ khi đi ăn cùng người lớn tuổi. Họ cho rằng, nói to và cười đùa khi ăn là bất lịch sự và không tôn trọng những người khác.
- Kén chọn đồ ăn: Người Hàn Quốc không thích việc một người dùng đũa lựa chọn thức ăn có trong đĩa, bát quá lâu, lật qua lật lại để chọn miếng ưa thích. Hoặc đơn giản, họ không ưa gì việc một người giũ bỏ gia vị tẩm ướp vào món ăn ngay trên đĩa thức ăn chung.
- Gây ra tiếng khi nhai: Dù trong phim Hàn, việc các diễn viên thoải mái ăn nhồm nhoàm, vừa ăn vừa nói chuyện rất to là điều dễ bắt gặp. Trong thực tế, người Hàn Quốc rất ghét người khi ăn mà tạo ra tiếng nhai. Thậm chí, bạn sẽ trở thành trung tâm của sự chú ý trên bàn ăn khi tạo ra nhiều tiếng bát, đũa, thìa va vào nhau.
Cách sắp xếp bàn ăn của người Hàn Quốc
Người Hàn Quốc khá nổi tiếng với những nguyên tắc bất di bất dịch trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong đó có việc sắp xếp đồ ăn trên mâm. Theo đó, mỗi thành viên ngồi cùng bàn ăn sẽ có riêng suất ăn của mình theo thứ tự: bát cơm để bên trái, canh hoặc món có nước nóng để bên phải. Món ăn nguội và khô để bên tay trái. Món kim chi sẽ phải để giữa bàn. Món thịt sẽ nằm bên phải, còn rau cuộn thì ở bên trái. Thìa và đĩa sẽ đặt bên tay phải, đũa đặt cạnh thìa.
Trên bàn ăn của người Hàn Quốc bao giờ cũng có cơm ăn kèm với món canh nhiều bột nấu với thịt, rau, củ, quả, chén tương và kim chi. Ngoài ra còn có các món ăn được làm từ thịt và rau như: thịt lát, rau sống trộn, dưa chuột muối, mắm tôm tép… Dù số món ăn nhiều nhưng nguyên liệu và phương pháp nấu ăn vẫn không bị trùng lặp. Tùy theo số món mà có 3, 5, 7, 9 đĩa, có khi lên đến 12 đĩa được bày ra trên bàn ăn.
Đồ dùng của bữa ăn là đũa và thìa. Đũa Hàn Quốc nhỏ hơn đũa Việt Nam. Thìa là thìa cà phê, thường được làm bằng kim loại.
Khi dọn bàn ăn, người Hàn luôn đặt cơm và canh lên trước. Canh được đặt bên phải cơm, sau đó đặt thức ăn. Món chấm sẽ được đặt ở giữa. Món ăn nóng và thịt đặt bên phải. Món ăn lạnh, nguội được làm từ rau đặt bên trái. Để thìa và đũa bên tay phải, xếp đũa ngay cạnh thìa.
Kim chi, canh, món hầm và món ăn kèm là những món không bao giờ thiếu trong một bữa ăn của người Hàn. Những món banchan (món ăn kèm) sẽ được bày trí xung quanh ba món trên. Có rất nhiều loại banchan nhưng việc lựa chọn làm loại nào là quyết định của bạn. Bạn có thể chọn lựa theo các tiêu chí: món yêu thích, theo mùa, ăn kiêng, tình trạng sức khỏe…
Triết lý âm dương trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc
Người Hàn cũng áp dụng triết lý âm dương ngũ hành trong ẩm thực. Bao gồm: sự hài hòa âm dương của khách thể (thức ăn) – Sự hài hòa âm dương của chủ thể (con người) – Sự hài hòa âm dương giữa chủ thể với không gian (môi trường tự nhiên) – Sự hài hòa âm dương giữa chủ thể với thời gian (mùa).
Người bị ốm do âm khí quá lớn cần ăn thức ăn dương tính. Ngược lại, người bị ốm do dương khí quá lớn nên bổ sung thức ăn âm tính để lấy lại cân bằng cho cơ thể. Để giải rượu, người Hàn Quốc hay ăn canh giá đỗ, canh rau cải khô hay canh cá po lắc khô.
Hàn Quốc có ba mặt giáp biển nên các loại tảo biển, hải sản cũng hết sức đa dạng. Người Hàn Quốc sử dụng tảo bẹ và cá cơm làm nước dùng. Lấy lá kim cuộn với cơm tạo thành món cơm cuộn nổi tiếng. Tùy vào từng mùa, người Hàn Quốc ăn những món ăn đặc trưng khác nhau như: mùa xuân thì bạch tuộc xào. Mùa hè thì ăn gà hầm sâm lấy nóng trị nóng. Mùa thu thì cua ngâm tương. Mùa đông thì các loại thực phẩm lên men và rau sấy khô.