Đi làm về nấu gì cho nhanh mà không sợ ngán? 3 loại phở nóng hổi làm nhanh hơn gọi mang về, độ ngon thì "vô đối"
2024-07-15 08:34:44
Đi làm về nấu gì cho nhanh mà không sợ ngán? 3 loại phở nóng hổi làm nhanh hơn gọi mang về, độ ngon thì "vô đối"Với 3 món phở này, bạn sẽ giúp gia đình chống ngán hiệu quả, lại vẫn đáp ứng được tiêu chí: ngon, nấu nhanh và dinh dưỡng, còn chần chờ gì mà không thử?.
Khi đi làm về, chắc hẳn bạn khá đói và lạnh. Lúc này, một món ăn nhanh nóng hổi quả thực rất tuyệt vời. Vậy tại sao chúng ta không bắt tay vào nấu bữa tối cho cả gia đình bằng món phở nóng hổi?. Đừng lo lắng vì sợ mất thời gian, bởi 3 món phở dưới đây sẽ giúp bạn đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí: ngon, nhanh và dinh dưỡng của bạn. Dưới đây là cách làm chi tiết cho từng món phở.
Món đầu tiên: Phở thịt lợn bằm
Thịt bằm mềm mềm và sợi mì dai dai là một sự kết hợp hoàn hảo, còn có một tô nước lèo, tuy không có nguyên liệu đặc biệt và ít gia vị nhưng hương vị lại rất thơm ngon. Mỗi lần ăn xong phở, húp thêm ngụm nước lèo, thật sự rất thoải mái và cảm thấy thật hài lòng. Không những vậy, cách chế biến còn đơn giản hơn, chỉ cần xào thịt bằm, thêm nước, gia vị là có thể thực hiện xong trong khoảng 10 phút.
Cách làm cụ thể
Chuẩn bị nguyên liệu: 100 gam thịt lợn xay, một ít hành lá, một lượng mì khô thích hợp và một ít cải chíp.
Cách làm:
- Đổ một chút dầu vào nồi, sau đó cho thịt lợn vào, bắt đầu xào ở lửa vừa và nhỏ.
- Xào cho đến khi thịt có màu trắng thì cho nửa thìa xì dầu vào, tiếp tục xào cho đến khi thịt đều màu cánh gián đẹp mắt.
- Cho một ít hành lá băm nhỏ, 1 thìa xì dầu, một chút dầu hào vào nồi rồi xào đều.
- Thêm một bát nước to đủ ăn vào nồi
- Sau khi nước sôi, bạn cho bánh phở khô vào nồi nấu chín.
- Khi mì chín đến một nửa, cho tiếp rau cải vào nồi, nêm thêm một chút muối và tinh chất gà cho vừa ăn. Khi mì chín thì tắt bếp.
- Cho mì vào tô, đổ ít bột canh, cho rau vào, cuối cùng rắc ít hành lá thái nhỏ lên trên là có thể thưởng thức.
Với món phở thịt bằm cần chú ý:
1. Tốt nhất nên chọn loại thịt lợn ít mỡ để khi ăn có vị ngon hơn, không bị ngấy. Ngoài ra, khi xào thịt, không nên cho quá nhiều dầu, nếu không, sau khi chín sẽ có một lớp dầu dày nổi lên trên mặt canh, làm giảm tính thẩm mỹ cũng như hương vị. Nếu trong thịt xay có nhiều mỡ thì không cần cho dầu.
2. Nhân thịt lợn phải được xào cho đến khi tiết ra dầu và giòn, để canh có vị thơm ngon hơn.
3. Rau cải có thể thay thế bằng các loại rau khác mà bạn thích.
4. Nước xì dầu và dầu hào đều có vị mặn, khi thêm muối các bạn cần chú ý nêm nếm vừa phải kẻo mặn.
Món thứ hai: Phở hải sản với tôm và đậu phụ
Trong tô mì này, sợi mì tươi và trơn, vừa ăn mì vừa húp nước lèo, sau khi ăn xong toàn thân toát mồ hôi, từ trong ra ngoài đều thấy ấm áp, xua tan đi cái lạnh của thời tiết.
Cách làm cụ thể
Chuẩn bị nguyên liệu: 6 con tôm tươi, 1 miếng đậu phụ, cải chíp, mì khô, hẹ hoặc hành khô, hành lá và gừng vừa đủ.
Chế biến:
- Tôm bỏ đầu, lột vỏ, rút chỉ tôm. Cắt đậu phụ thành từng miếng, rửa sạch cải chíp, hành lá và gừng băm nhuyễn, hẹ thái nhỏ, để riêng. Cắt chéo trên lưng tôm như trong hình.
- Cho nửa thìa rượu nấu ăn, một ít bột bắp, một ít tiêu trắng vào phần tôm đã cắt, sau đó vớt ra và ướp trong vòng 5 phút.
- Đổ một ít dầu vào nồi, sau khi dầu nóng thì cho tôm vào chiên cho đến khi tôm chuyển màu.
- Cho hành lá và gừng vào xào cho có mùi thơm.
- Đổ một tô nước to vào nồi, cho đậu hũ non vào, nêm 1 muỗng nước xì dầu
- Sau khi nước trong nồi sôi, bạn cho mì vào nồi nấu cho đến khi mì mềm.
- Cho rau cải vào nồi, thêm 1 thìa muối, một ít tinh chất gà, vài giọt dầu mè cho vừa ăn, đun sôi lại là tắt bếp.
- Đổ phở ra bát và thưởng thức
Lưu ý khi chế biến món ăn
1. Nếu bạn làm vào buổi sáng và cảm thấy quá muộn, bạn có thể xào tôm trực tiếp mà không cần bóc vỏ và mở lưng, cũng rất ngon. Hoặc bạn có thể chuẩn bị tất cả nguyên liệu trước một đêm, cho vào tủ lạnh, sáng dậy làm sẽ tiết kiệm thời gian.
2. Chọn các loại rau theo khẩu vị của riêng bạn.
Món thứ ba: Phở váng đậu thịt heo bằm
Cách làm cụ thể
Chuẩn bị nguyên liệu: 200 gam thịt băm, vài miếng váng đậu khô, một lượng mì khô, một ít rau cải, hành lá, gừng, tỏi vừa đủ.
Chế biến:
- Cắt váng đậu khô thành khối vuông nhỏ, hành lá, gừng, tỏi băm nhuyễn.
- Đổ một ít dầu ăn vào thịt băm rồi dùng đũa đảo cho thịt băm tơi ra, khi làm như vậy, thịt băm sẽ không bị dính vào nhau.
- Đổ thịt băm vào nồi bắt đầu xào ở lửa nhỏ. Khi nhân thịt hơi ngả sang màu vàng thì cho nửa thìa xì dầu vào xào cho đến khi thịt ngả màu.
- Cho 2 thìa ớt bột, dầu đỏ vào nồi
- Tiếp theo cho hành lá, gừng, tỏi băm vào xào cho có mùi thơm rồi cho váng đậu khô vào nồi xào đều.
- Đổ một bát con nước vào nồi, thêm một chút muối và một chút đường cho vừa ăn. Khi nước canh trong nồi gần sôi thì cho một ít tinh chất gà vào khuấy đều một lần nữa.
- Đun sôi nồi nước lên rồi cho mì khô vào. Nấu đến khi mì gần chín thì thêm rau cải vào.
- Khi mì khô và cải ngọt đã chín, bạn tắt bếp, gắp mì ra bát, đổ thịt đã xào đậu khô vào, rưới một ít súp nóng lên trên là có thể thưởng thức.
Chú ý khi chế biến
1. Đối với những người không ăn được cay thì cho ít hoặc không bột ớt cũng được.
2. Cải chíp cũng có thể được thay thế bằng các loại rau lá xanh khác mà bạn thích.
Chúc các bạn thành công!