Mâm cỗ Tết cổ truyền

2024-07-15 08:46:33

Mâm cỗ Tết ngày nay đã khác và giản tiện đi rất nhiều, Mâm cỗ Tết cổ truyền ở miền Bắc theo lệ là 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. mâm cỗ, mâm cỗ Tết, nấu mâm cỗ tết, mâm cỗ têt xưa, mâm cỗ tết lẩu, mâm cỗ tết nay, mâm cỗ Hà nội, mâm cỗ cổ truyền

Mâm cỗ cổ truyền thống ở miền Bắc

Mâm cỗ Tết cổ truyền ở miền Bắc theo lệ là 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa… tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Và mâm cỗ Tất niên là dấu ấn tiễn năm cũ và đón năm mới - cũng là mâm cỗ được coi là đầu tiên của Tết Nguyên đán - được các cụ từ xưa sáng tạo rất nhiều món ăn truyền thống ngon và cầu kỳ.

Mâm cỗ xưa với cỗ bây giờ thì cái nào hơn? - Ảnh 1.

Mâm cỗ Tết ngày nay đã giản tiện đi rất nhiều. Ảnh internet

4 bát gồm có bát chân giò lợn hầm măng lưỡi lợn, bát canh bóng thả nấm, bát miến, bát chim hầm. 4 đĩa gồm có đĩa xôi gấc, đĩa giò lụa/ đĩa thịt nấu đông, đĩa nem rán, đĩa thịt gà luộc. Mâm cỗ miền Bắc không thể thiếu đĩa bánh chưng - dưa hành muối.

Nhiều nhà ở Hà Nội còn làm mâm cỗ Tất niên cổ truyền với những món khó làm như mọc vân ám, xào hạnh nhân, bày lá tỉa hoa… khéo léo và đẹp mắt - nhưng tốn rất nhiều thời gian, công sức của các bà, các chị khiến họ rất mệt và vất vả tới mức "sợ Tết".

Ngày nay người Hà Nội một số nhà vẫn còn giữ được mâm cỗ Tất niên và cỗ Tết cổ truyền, nhưng đã làm đơn giản đi rất nhiều. Quan điểm cỗ Tết ngày nay cho rằng: Con cháu đổi món ăn liên tục, vậy mà các cụ từ xưa tới nay, từ giỗ đến Tết năm nào cũng cúng các món na ná nhau – ăn mãi ngán lắm. 

Mâm cỗ cổ truyền tốn rất nhiều thời gian chế biến, các món ăn nhiều và ngấy phải cất tất vào tủ lạnh, có khi lưu cữu rất nhiều ngày vì quá ngán. Quần áo còn thay đổi kiểu dáng, chất liệu hàng năm, giờ mấy ai mặc áo vải diềm bâu, quần đen như xưa - vì vậy mà các món ăn, khẩu vị mâm cỗ Tết cũng thay đổi.

Ngay việc cúng khấn ngày nay cũng khác. Thế kỷ trước các cụ không có điện thoại, máy tính, tivi – chỉ có Trưởng họ, hay vài người đàn ông trong họ biết cúng khấn. Bây giờ thì con cháu muốn cúng khấn cứ vào mạng mở laptop, điện thoại là có đủ các bài cúng khấn.

Ngày nay có nhiều sản vật, rau thịt cá… nên mâm cỗ đủ đầy, chu đáo, còn ngon lạ hơn mâm cỗ xưa, và đã khác rất nhiều so với mâm cỗ cổ truyền. Cỗ bây giờ không nhất thiết phải có món bóng, măng, nấm, xào hạnh nhân, su hào xào mực khô... Nhà nào nấu các món truyền thống thì cũng là kiểu nấu mới giản tiện – mà các cụ già hoài cổ "phê" rằng đó không gọi là mâm cỗ Tết - rồi than tiếc những món ăn ngon truyền thống cứ thất truyền dần, tiếc cho thế hệ con cháu sau này không thể hiểu đúng một mâm cỗ Tết truyền thống, với những món ăn ngon cầu kỳ mà giờ chỉ còn rất ít người Hà Nội biết làm.

Nhưng phần lớn lại cho rằng, xưa đồ ăn thức uống thiếu thốn mọi người chỉ mong đến Tết để được ăn giò, gà luộc, bánh chưng, canh bóng, canh măng… thì nay ăn đủ chất quanh năm, chẳng thèm món gì cả. Mâm cỗ Tết ngày nay từ thành thị tới nông thôn tuy không phải là các món truyền thống cầu kỳ xưa, nhưng vẫn đầy đủ các món và cứ đơn giản dần - chỉ còn giữ sự sum vầy, đầm ấm bên những người thân ngày Tết.

Mâm cỗ xưa với cỗ bây giờ thì cái nào hơn? - Ảnh 3.

Mâm cỗ Tết cổ truyền ở miền Bắc theo lệ là 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Ảnh internet.

Mâm cỗ Tết ngày nay không cần đủ 6 hay 8 món như xưa, các món cúng kiếng cũng giảm đi. Một số nhà ít người còn dùng loại đĩa cúng loại bé xíu, bát cơm cũng dùng loại nhỏ xíu, cái bánh chưng vuông cũng cắt làm tư, mỗi lần thắp hương dùng 1/4 để trước cúng sau ăn cho hết kẻo lãng phí.

Mâm cỗ Tết vẫn đủ món canh, món mặn, món miến, món xào, gà luộc… nhưng có thêm các món tôm, cá to ngon, nhiều loại thịt… chế biến nhanh kiểu hiện đại, chứ không lan man nhiều món ăn tới ngán như xưa. Mâm cỗ ngày nay có đủ bánh kẹo hoa quả hàng hiệu, nước ngọt bia, nước lavi, chè, cà phê, rượu tây, rượu vang.... So sánh mâm cỗ xưa với cỗ bây giờ thì cái nào hơn?

 

Comments (0)